Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Lên thuyền thưởng ngoạn động Tiên Sơn

(iHay) Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, trong tiết trời hanh nắng thế này thì còn gì tuyệt hơn việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, thưởng thức không khí mát lạnh trong động Tiên Sơn (ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình). 
Động Tiên Sơn nằm sát động Phong Nha. Hay có thể hình dung thế này, cả hai động Phong Nha và Tiên Sơn cùng nằm chung một vị trí nhưng Phong Nha là động nước ở dưới còn Tiên Sơn là động khô nằm ở phía trên.

Theo tư liệu của Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng thì Tiên Sơn được phát hiện vào năm 1935 và được một nữ khảo cổ học người Pháp - bà Colani thám hiểm lần đầu tiên. Động Tiên Sơn có chiều dài đã được khảo sát là gần 1km. Cửa hang cao chỉ khoảng 20m nhưng càng vào trong không gian càng rộng lớn với hệ thống thạch nhũ được đánh giá là kỳ vĩ bậc nhất tại Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.

Khám phá 'Đà Lạt' ở xứ Huế

(iHay) Được ví như 'Đà Lạt' của Thừa Thiên Huế, huyện vùng cao A Lưới là lựa chọn số 1 cho những ai muốn trốn cái nắng chói chang, bức bối những ngày hè tại miền Trung. 
Núi rừng xanh ngắt một màu
Ở độ cao 700m so với mặt nước biển, A Lưới có khi hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 21oC. Sáng sớm và chiều tối, mây trắng phủ kín sườn đồi.

Cách thành phố Huế 70 km về phía Tây, đường lên A Lưới quanh co uốn lượn với những đồi núi nối đuôi nhau khiến phượt thủ không khỏi choáng ngợp. Xa xa những đám mây trắng xóa vui đùa trên những ngọn núi trông đẹp đến lạ lùng.

Tháng 6 rực rỡ mùa vàng

(iHay) Tháng 6, nhiều vùng quê ở miền Bắc đã bước vào mùa gặt. Lúa chín vàng trên cánh đồng tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Màu vàng trù phú trên những cánh đồng Bắc Bộ
Cánh đồng lúa mùa vụ như tấm thảm vàng tuyệt đẹp

Tà Chì Nhù - Thiên đường nơi hạ giới

Khám phá đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam là một trong những trải nghiệm khó quên với những người mê xê dịch.
Tà Chì Nhù - Thiên đường nơi hạ giới
Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam, nằm trong địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là đỉnh núi mơ ước của biết bao dân yêu leo núi vì nổi tiếng với biển mây ở lưng trời. Thời điểm đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 khi khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, cứ quanh quẩn bên núi mãi không tan.

5 đường đèo đẹp nhưng nguy hiểm ở Việt Nam

Dù được coi là những cung đường hiểm trở, là nỗi ám ảnh của các tài xế đường dài, nhưng 5 con đèo dưới đây luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của chúng. 
1. Đèo Pha Đin – Sơn La

Đèo Pha Đin nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, với hai đầu nằm ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với tổng chiều dài 32 km, con đèo này có địa thế hết sức hiểm trở, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Hơn nữa, nơi đây còn có vô số các khúc cua nguy hiểm như cua tay áo, cua chữ A, chữ Z nối tiếp nhau khiến nó được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc.  

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Khám phá 'thiên đường' dâu tây ở Đà Lạt

(iHay) Trang trại Biofresh là 'thiên đường' cho những ai muốn đến Đà Lạt thưởng thức dâu tây chín mọng, tươi và sạch tới mức có thể hái ăn ngay trong vườn. Thú vị hơn, Biofresh vừa được Sở VH-DL-TT Lâm Đồng đưa vào danh sách một trong năm điểm đến mới của du lịch Đà Lạt 2014. 
 Trang trại dâu Biofresh được xây dựng từ năm 2011 với diện tích ban đầu là 1ha. Sau vài tháng, trang trại đã được mở rộng quy mô lên hơn 3ha

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Sơn Hào dạt dào tình biển

(iHay) Giữa đảo Quan Lạn hoang sơ, thơ mộng, bãi tắm Sơn Hào như một nàng thiếu nữ còn vương vấn giấc ngủ say, dịu dàng nhưng đôi khi cũng dữ dội, mãnh liệt.
Biển Sơn Hào cát trắng mịn dài 3km
Bãi tắm Sơn Hào, nằm tại thôn Sơn Hào, xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, là bãi tắm đầu tiên tại Quảng Ninh vừa được công nhận là bãi tắm du lịch đạt chuẩn theo quy chế mới, ban hành tháng 9.2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Sáng sớm Mộc Châu bồng bềnh trong mây núi

(iHay) Sáng sớm ở Mộc Châu, những tia nắng ấm áp làm sương bốc hơi tạo thành khói mây huyền ảo. 
 Bồng bềnh mây núi mỗi sớm mai nắng lên

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

(iHay) Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.
Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh, bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm. 
Còn nếu nhìn Sa Huỳnh từ ngọn Hải đăng trên bán đảo Thạnh Đức (cách Sa Huỳnh 3 km về phía đông), đầu tiên bạn sẽ thấy sắc xanh mềm mại của những lũy tre, tiếp đến là xanh sẫm những bóng dừa rồi đến xanh trong của dòng sông mở lòng ra biển lớn. Những con tàu buông neo đợi giờ xuất bến. Những xóm chài yên bình, êm ả nép bên nhau.

Về thăm làng chiếu Bàn Thạch

Sợi đay đơn sơ, nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch, đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi… bền chắc và mịn màng.
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Sợi đay đơn sơ, nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch, đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi… bền chắc và mịn màng. Mỗi loại có công đoạn xử lý nguyên liệu và cách dệt khác nhau còn nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông.