Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Lãng mạn lau trắng trên bãi giữa sông Hồng

(iHay) Hoa cỏ lau nhuộm trắng bãi giữa sông Hồng góp thêm cho Hà Nội một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ. 
Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 2km, bãi giữa sông Hồng như một ốc đảo xanh tươi mát, vốn từ lâu đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho những ai muốn khám phá một Hà Nội thật khác, thanh bình và dân dã.

Đặc biệt hơn, đến nơi đây vào những ngày cuối thu, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp tinh khôi của những bông cỏ lau. Loài cỏ dại này đang bạt ngàn phủ trắng bãi bồi ven sông.

 Cỏ lau trắng muốt nổi bật trên nền xanh ngắt của cỏ cây
 Bông lau bung nở cũng là lúc mùa lũ đã hết, từng vạt cỏ nghiêng mình bên những bãi cát vàng cạn nước
 Cỏ lau bãi giữa mọc thành từng bụi lớn cao quá đầu người
 Cỏ lau trắng gợi một vẻ đẹp mỏng manh, yếu đuối
 Cỏ lau vàng lại mang vẻ phong trần, cứng cáp hơn
 Hoa cỏ lau không rực rỡ nhưng lại hợp với mùa thu, với gió nhẹ và nắng vàng hanh hao
 Soi bóng cùng cây cầu Long Biên trầm mặc
 Triền sông lãng mạn với vạt cỏ lau và những con thuyền nhẹ nhàng rẽ sóng
 Bãi cỏ lau đẹp nhất cũng nằm cùng khu vực với bãi đá Nhật Tân (quận Tây Hồ)
 "Em lại về theo gót của hoa lau
Đưa tay với cái mình chẳng cầm được
Nắng nhạt nhòa mà mùi lau nồng đượm
Ướp cuộc tình man mác nỗi chơi vơi..."


 Ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên sóng lau trập trùng


 "Anh có biết chiều nay hoa lau nở?
Trắng một trời thương nhớ phải không anh
Sóng nhấp nhô, gió lùa mái tóc xanh
Em đùa giỡn chạy trong miền cỏ dại..."

 Bãi lau trở nên đông đúc vào những ngày cuối tuần

 Những đôi uyên ương cũng tìm đến đây để có những tấm ảnh cưới thật đáng nhớ
Trường Giang - Ngô Huy Hòa

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Đến Định Quán “phượt” núi lửa 117

(iHay) Nằm bên phải quốc lộ 20 từ TP.HCM lên Đà Lạt, núi lửa 117 (thuộc huyện Định Quán, Đồng Nai, lấy tên theo cây số trên quốc lộ 20) có hình chiếc bát úp, miệng bằng phẳng, dấu tích sau nhiều lần phun trào.
 Những miệng núi lửa nằm rải rác tại Đồng Nai


Suối Yến - chùa Hương đẹp mơ màng trong sắc thu

(iHay) Nếu đã từng một lần tới chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) vào mùa lễ hội, chắc hẳn bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi trở lại thăm chùa vào mùa thu. 
 Khung cảnh lãng mạn
Thu đến, cả vùng Hương Sơn trở nên thanh vắng, tĩnh mịch, có chút gì man mác. Khung cảnh này của chùa Hương trái ngược hoàn toàn với sự tấp nập, chen lấn thường thấy vào những mùa lễ hội. Có lẽ, mùa thu là thời điểm đẹp nhất để vãn cảnh chùa.
 Bến Đục mơ màng trong nắng thu

Đặc biệt, khi ngồi trên thuyền xuôi theo dòng suối Yến bạn càng cảm nhận rõ ràng hơn vẻ đẹp của mùa thu nơi đây. Ở hai bên bờ suối, những rặng cây đã ngả màu vàng úa. Còn trên mặt nước, những bông súng đua nhau nở một màu tím ngắt.
 Nước suối Yến trong vắt tới mức bạn có thể nhìn thấy đáy 

Ngồi trên thuyền nhẹ lướt trong không gian thanh vắng huyền ảo của một sớm mùa thu se lạnh, bạn sẽ thấy vô cùng thư thái.
Chẳng cần vội vã, bạn cứ nhẹ nhàng, từ tốn cảm nhận và ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên. Cảm giác như trút hết mọi phiền muộn của cuộc sống thường ngày.
 Những hàng cây úa vàng soi bóng trên mặt suối trong vắt
 Khung cảnh lãng mạn hữu tình

 Những vạt hoa súng nở tím mặt suối

 Hoa súng nở vào mùa thu như một nét tô đẹp cho vẻ hữu tình của khung cảnh Hương Sơn
 Chiếc thuyền nhẹ lướt trên mặt suối
 Hoa súng nở đầy suối

 Không gian tĩnh lặng giúp bạn tha hồ ngắm những khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên
 Một chiếc thuyền chầm chậm đưa khách vãn cảnh

 Ngư dân kéo lưới trong ánh nắng thu
 Tà áo dài của thiếu nữ càng làm cho khung cảnh thêm mơ màng
 Tiếng cười thiếu nữ làm xáo động không gian
 Khung cảnh mùa thu đẹp như tranh vẽ
Phượt ký của Mèo Già

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

'Tam Cốc - Bích Động' ở Hà Nam

Sự kết hợp hài hòa giữa Hang Luồn và Ao Dong mang đến cho Hà Nam một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phù hợp với những dịp nghỉ ngắn ngày khi liền kề ngay Hà Nội.


Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Đền thờ họ Mạc, dấu xưa tiền nhân

Được xếp đầu trong danh sách Hà Tiên thập vịnh, đền thờ là nơi người dân Hà Tiên (Kiên Giang) tưởng nhớ công đức của dòng họ Mạc, những người có công khai phá mảnh đất này. 
Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Hoa, vì không muốn sống dưới sự thống trị của nhà Thanh, ông đã đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Khi đến đất Hà Tiên hiện nay, ông đã dừng lại định cư, khai phá vùng đất này. Khi nhà Nguyễn tiến hành công cuộc mở rộng bờ cõi về phương Nam vào đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (năm 1708) và được phong làm 'Tổng trấn xứ Hà Tiên'.
Đền thờ họ Mạc nằm trên đường Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên. Đây là điểm tham quan đứng đầu trong danh sách Hà Tiên thập vịnh. Ảnh: Tiêu Phong.