Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Cẩm nang du lịch Vũng Tàu

Có thể nói Vũng Tàu là điểm đến vui chơi lý tưởng dành cho gia đình hoặc đơn giản là để tránh nóng. Cách TPHCM không gần nhưng cũng không quá xa, chỉ mất khoảng 2 giờ 30 phút là bạn có thể thư giãn, tắm biển và ăn hải sản thỏa thích. Bạn có thể đến Vũng Tàu chơi trong ngày rồi về hoặc ở lại 1-2 ngày để đi chơi các khu vực lân cận. Vì đây là một điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Nam Việt Nam nên sẽ có nhiều cái hay và cái dở. Sau đây Ban biên tập chúng tôi sẽ tổng hợp rất nhiều thông tin địa danh này để bạn tham khảo.
Vũng Tàu


Nếu thích cà phê hãy tìm về Buôn Ma Thuột

Không phải chỉ ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk mới có cà phê nhưng khi thưởng thức ở đây, người ta như tìm lại được hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Bất kể ai có dịp đến với thành phố Tây Nguyên này đều muốn được một lần được thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Tuy không thể định nghĩa một cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử sẽ chẳng thế nào quên được vị thơm lừng, khác biệt.
Ở thành phố được coi là thủ phủ cà phê này, việc mời đi uống cà phê là một nét văn hóa, một phong cách sống. Quán cà phê có mặt ở hầu khắp các con phố ở Buôn Ma Thuột, từ những đường chính như Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Nguyễn Du, Y Ngông và Phan Chu Trinh đến những ngõ hẻm nhỏ bé, quanh co hay lũng dốc.
Bạn có thể thưởng thức nhiều loại cà phê khác nhau khi đến đây. Ảnh: Thiện Nguyễn

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Những điều kỳ thú ở Làng Cù Lần

“Tôi không phải là người sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, nhưng tôi yêu Đà Lạt!” – chủ nhân, ông Văn Tuấn Anh đã nói như vậy khi giới thiệu khu du lịch (KDL) – Làng Cù Lần. Nhưng, trước khi tạo nên tên tuổi trong giới doanh nhân, ông đã được biết đến là một nhạc sĩ của những bài ca trữ tình.
Làng Cù Lần có kiến trúc hòa mình vào thiên nhiên, với những ngôi nhà vắt vẻo trên sườn đồi sương khói, hoặc nằm khuất mình dưới thung lũng, yên tĩnh trong rừng thông xanh ngắt.

Kinh nghiệm xương máu 'phượt' Sapa mùa lạnh

Để chuyến du lịch Sapa mùa lạnh giá trọn vẹn, đừng quên tham khảo những kinh nghiệm dưới đây!

1. Chuẩn bị
Nằm ở phía Bắc Việt Nam, Sapa có nhiệt độ về mùa đông xuống thấp hơn rất nhiều so với những điểm du lịch khác. Vì vậy, nếu có ý định du hí chốn này khi tiết trời giá lạnh, việc chuẩn bị kỹ lưỡng không bao giờ thừa.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Ngôi làng cổ trong lòng thành phố Huế

Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Phường Thủy Biều, TP Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng?
Duiong-lang-hue-vnn-3368-1386040105.jpg
Con đường rợp bóng cây xanh, đậm chất thôn quê. Ảnh: doanhnhansaigon

Lạ vị gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt

Ngày nay, lục bình không chỉ dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mà còn được chế biến thành các món ăn trong bữa cơm gia đình của người dân miền Tây Nam Bộ. Gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt là một trong số đó.
Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vốn chỉ dùng thân cây làm thức ăn gia súc hay phân bón, nhưng những năm gần đây ở miền Tây, người dân đã có nhiều sáng tạo trong chế biến và sử dụng lục bình.
Lục bình loại thủy sinh mọc dày đặc ven sông.

Châu chấu rang ngày mùa

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ hè cũng đúng vào mùa gặt, tôi thường được "cho về quê" với ngoại và món châu chấu rang ngày ấy giờ vẫn quấn quýt trong trí nhớ tôi như một món ăn “xa xỉ” của tuổi thơ. 



Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Châu chấu rang ngày mùa
Châu chấu lúa sau khi bắt ngoài đồng về được làm sạch, vặt hết cánh - Ảnh P.T.T.
Tôi còn nhớ mỗi lần đi gặt về, cầm mấy chai đựng đầy châu chấu sống còn nhảy lách tách, khuôn mặt ngoại rạng rỡ hẳn lên. Ngoại càng vui hơn khi thấy tôi rất háo hức và thích thú mỗi lần được thưởng thức món châu chấu rang đồng quê của ngoại.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Những bí ẩn chưa có lời giải ở chùa Dơi

Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất.
Chùa Dơi hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup là quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3 km về hướng đông nam. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa.
Kiến trúc độc đáo
Ngay từ cổng vào, du khách không khỏi choáng ngợp trước màu vàng rực, óng bao phủ gần như toàn bộ chùa Dơi. Nếu như cổng chính trang trí đơn giản, thì ở cổng phụ gác hai bên là rắn khổng lồ 5 đầu đang phồng mang trợn mắt như chờ chực đớp, khiến nhiều người phải giật mình, e sợ.
Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: yesvietnam.

Đi Đồng Tháp mùa sen...

Về Tháp Mười trong mùa nước nổi, khách sẽ thấy nơi đây mênh mông nước: sen, súng, năn, lác, rong tảo... nhiều vô kể - đặc biệt là sen.
Sen hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngay trên ruộng lúa chín vàng cũng thấp thoáng sen lẫn vào, tạo thành một điểm nhấn cho bức tranh thiên nhiên. Có những cánh đồng ở Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh... chỉ trồng độc nhất cây sen.

Từ TP.HCM: di chuyển dọc quốc lộ 1A đến địa phận xã Long Định, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thì quẹo phải vào UBND huyện Tân Phước. Từ đây, rẽ trái theo đường tỉnh 865 đi thẳng chừng 30km là đến huyện Tháp Mười (Đồng Tháp).

Mù Cang Chải quyến rũ mùa nước đổ

Khi những cơn mưa rào đầu tiên của mùa hạ sầm sập đổ và nắng chưa kịp gay gắt là lúc những thửa ruộng bậc thang lấp lánh trong sắc màu tuyệt đẹp.
Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm ruộng trên những sườn núi cao. Qua xuân, người ta phải chờ đến khi trời mưa xuống, khi những thửa ruộng bậc thang ngập nước ( gọi là mùa nước đổ), mới bắt tay vào cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Người Thái lập bản dưới vùng thấp, trồng nếp nương trong thung lũng Tú Lệ. Còn người Mông giỏi trèo đèo vượt núi, họ đã biến những sườn núi non hiểm trở thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng, người Pa Dí… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác.
28506-1496439934887-4631721-n.jpg
Những thửa ruộng loang loáng nước dưới ánh nắng mặt trời. Ảnh: Vũ Long.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Hoàng hôn Khau Phạ đẹp không thốt nên lời

(iHay) Đèo Khau Phạ là một bức tranh tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã cùng người bản địa thêu dệt nên mỗi khi thu về. 
Ruộng bậc thang bản Lìn Mông trong chiều, nhìn từ đèo Khau Phạ

Với chiều dài 30km, nối liền hai huyện Văn Chấn và Mù Căng Chải, đèo Khau Phạ được xếp trong "tứ đại đỉnh đèo" của miền Bắc (ba đèo còn lại là Ô Quy Hồ, Pha Đin và Mã Pí Lèng). Ngoài ra, Khau Phạ còn được ví như cổng trời ở độ cao 1.200m so với mặt nước biển của vùng Mù Căng Chải.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Thác Phú Cường - “Dải lụa” vắt ngang núi rừng Tây Nguyên

(Dân trí) - Được biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên vốn có cùng độ cao 45m, thác Phú Cường đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với núi rừng Tây Nguyên.
Tại đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng tráng của ngọn thác mà còn được hít bầu không khí rất trong lành. Cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Dòng nước của thác bắt nguồn trên một ngọn núi, được đổ ra suối La Peet và chảy ra sông Ayun – nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ.
Vẻ đẹp hùng tráng của thác Phú Cường

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Mùa xuân nơi địa đầu Tổ quốc

(iHay) Không ai còn cảm thấy cái lạnh cắt da, cắt thịt ở đỉnh núi Rồng (nơi xây dựng cột cờ Lũng Cú), bởi niềm hạnh phúc ngập tràn khi lần đầu tiên được đặt chân đến nơi địa đầu của Tổ quốc...
Đôi vợ chồng sắp cưới cùng “phượt” lên cột cờ Lũng Cú để ghi dấu những giây phút thiêng liêng - Ảnh: Diệu Hiền

Từ trung tâm TP.Hà Giang, vượt qua 154 km đường núi, với hàng nghìn con dốc, khúc quanh tay áo hiểm trở, chúng tôi đặt chân đến cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) khi trời bắt đầu về chiều.