Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Mùa xây nhà trình tường

Từ tháng 10 âm lịch trở đi đến trước Tết Nguyên đán, đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì trên các bản làng vùng cao tỉnh Lào Cai lại nhộn nhịp bước vào mùa trình tường nhà. Đây là thời điểm nông nhàn, vì những nương ngô, nương lúa đã được thu hoạch xong, bà con bán được nông sản có tiền làm ngôi nhà mới để đón Tết.
Nhà trình tường có kiến trúc khác nhau, nhưng đều có điểm chung là làm theo phương pháp trình tường. Sau khi chọn được vị trí đẹp để làm nhà, người ta dùng khuôn gỗ đổ đất vào nén thật chặt để làm tường nhà. Bức tường càng dày thì ngôi nhà càng vững trãi, kiên cố. Nhà trình tường của đồng bào dân tộc vùng cao Lào Cai có ưu điểm là chống được sương mù và cái rét cắt da cắt thịt vào mùa đông, nhưng vẫn mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra, làm nhà trình tường còn tiết kiệm được kinh phí, vì toàn bộ tường nhà được làm bằng đất sét. Có những ngôi nhà trình tường lợp mái cỏ, mái rơm dày, qua vài chục năm, mái nhà đã rêu xanh mà nhà vẫn chưa hỏng. 
Đồng bào Dao đỏ xã A Lù (Bát Xát) làm ngôi nhà trình tường mới.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Chùa Bà Đanh không còn vắng vẻ

“Vắng như chùa bà Đanh” dường như là thương hiệu có một không hai, biến Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) trở thành điểm tham quan gây tò mò cho nhiều du khách.
Chùa Bà Đanh tên chữ là Bảo Sơn Tự thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
hatvan-vn.jpg
Chùa Bà Đanh mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Ảnh: hatvan

Tà Chì Nhù, đại dương trên mây

Với độ cao 2.979 m, đỉnh Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có khí hậu khắc nghiệt nhưng lại rất lý tưởng để “săn mây” vào những ngày trời đẹp.
Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Hiện Tà Chì Nhù là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam và được ví như một đại dương trên mây thu hút dân nghiền ảnh và những người đam mê trekking khám phá.
Bản làng yên bình trên đường lên đỉnh Tà Chì Nhù.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Dưới chân hải đăng Đại Lãnh

(iHay) Mũi Đại Lãnh hay còn có tên khác là Mũi Điện từ lâu đã được coi là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Yên. 
Vịnh Vũng Rô trên đường vào Mũi Điện

Từ ngã ba Đèo Cả tiếp tục chạy trên con đường Phước Tân - bãi Ngà, xuyên qua những rừng dừa thơ mộng, đi khoảng 10km nữa bạn sẽ thấy có một mũi đất đâm ra biển. Đó chính là mũi Đại Lãnh và một bãi Môn tuyệt đẹp.

Điểm hẹn đêm của các loài hoa ở Hà Nội

Khi thành phố chìm vào giấc ngủ sâu, những người kinh doanh hoa tại các chợ hoa như Tây Tựu, Mê Linh, Quảng Bá… lại trở nên bận rộn. 
Ảnh internet

Sắc hoa đêm Tây Tựu
Cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km, làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm có nghề trồng hoa lâu đời và ngày càng phát triển mạnh. Hàng năm, làng hoa Tây Tựu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa.

Kiến trúc nhà vườn Huế

Nhà vườn Huế không chỉ tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên cây cỏ mà còn thể hiện nét văn hoá đặc sắc trong phong cách sống của người dân cố đô.
Từ trong cung ra ngoài nội có đến hàng nghìn khu vườn lớn nhỏ được hình thành và lưu giữ qua hàng trăm năm nay. Mỗi khu vườn gắn với một công trình kiến trúc riêng biệt, tạo nên hệ thống nhà vườn đặc sắc ở Huế.
Vườn cung
Vườn cung là nơi vua, hoàng tộc dạo chơi, thưởng lãm những khi nhàn rỗi, thứ dân không mấy ai được đặt chân đến. Vì thế cấu trúc vườn cung vừa thể hiện sự tự nhiên thanh thoát của cây, hoa, lá vừa phải toát lên sự sang trọng vương giả của các bậc đế vương như, vườn Ngự Viên, vườn Thiệu Phương, vườn Thường Mậu… Ngày nay hệ thống vườn cung không còn nữa, mà chỉ là những hoài niệm dấu tích xưa.
Vườn lăng
Lang-Minh-Mang-4-JPG-6034-1384429448.jpg
Kiến trúc vườn lăng ở lăng Minh Mạng. Ảnh: dulichhue.com.vn

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Những nẻo đường giáp biên

Những chuyến du lịch đi trên những con đường sâu bên trong nội địa sẽ không thấy những điểm giao này, nhưng nếu được đi vào các bản làng giáp biên thì có thể gặp những con đường uốn cong rất đẹp và nên thơ.
Hà Giang là tỉnh ở cực Bắc Việt Nam có biên giới giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung quốc. Hà Giang cũng có nhiều tuyến đi sang Trung quốc qua những cửa khẩu chính và những cửa khẩu phụ. Ngoài ra cũng có những con đường uốn lượn sát biên giới, khi gặp 1 con đường như vậy thì có lẽ sẽ có thêm những cửa khẩu tiểu ngạch cho dân sinh sống ở bản làng quanh đó qua lại. (Trong ảnh: một đoạn đường ở gần Lũng Cú).

Mùa cúc dại quyến rũ dân phượt lên Hà Giang

(iHay) Khi nhưng cơn gió mùa đầu tiên mang cái rét phương Bắc về, tôi xách ba lô và lên đường đến Hà Giang, đến với mùa hoa dại đang nở rộ. 
Không chỉ có tam giác mạch, Hà Giang còn có vô vàn những loài hoa dại khác cũng cùng tô sắc thêm cho vùng đất đá tai mèo này. Trong đó phải kể đến cúc dại, loài hoa mạnh mẽ và bền bỉ trong cái nắng cuối thu và cái rét đầu đông.

Những cánh đồng trắng xóa mùa nước nổi

Vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong thường đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành những cánh đồng trắng xóa.
Có 2 vùng ngập sâu nhất là Tứ Giác Long Xuyên (với 4 góc: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá) và Đồng Tháp Mười (thuộc 3 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An) mà nhìn xa người ta dễ liên tưởng đó là biển cả. Nước đến chậm, ở lại lâu, lại không quá hung dữ, nên người dân địa phương gọi đó là  “Mùa nước nổi”.
Du khách tham quan mùa nước nổi ở Tràm Chim Tam Nông. Ảnh: Phan Huê

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Đêm rằm trên bến Thung Nai

Cuối tuần, sau buổi làm việc sáng thứ bảy, vài người bạn rủ nhau đến với 'Hạ Long trên cạn' nằm ngay gần thành phố Hòa Bình để nghỉ ngơi.
Từ Hà Nội đến với thành phố Hòa Bình không khó khăn chút nào vì quốc lộ 6 đã được làm đẹp đẽ. Sau gần hai tiếng chạy trên đường, ghé thăm đập thuỷ điện sông Đà nằm sát thành phố, chạy tiếp khoảng 5 km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ nhỏ. Đường vào Thung Nai đi lối cảng Bình Thanh, bám dọc theo sông Đà rộng lớn, uốn lượn lên xuống dọc theo núi cho đến trung tâm xã là hết đường bộ, tại đây có một bến thuyền khá to.
Thung Nai được ví là 'Hạ Long trên cạn' với khung cảnh sông nước hữu tình. Ảnh: vietnamtravellandscape

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Thác Yang Bay, nàng công chúa giữa đại ngàn

Con suối uốn lượn qua rừng cây rậm rạp, vượt qua những tảng đá, đổ dốc tạo thành thác nước Yang Bay như suối tóc của người con gái e ấp giữa đại ngàn.
Nằm cách Nha Trang khoảng 45 km, thác Yang Bay (xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh) nằm ở độ cao trên 100 m so với mực nước biển, lọt thỏm giữa cánh rừng nguyên sinh và những dãy núi cao sừng sững. Đường vào thác Yang Bay hai bên phủ kín cây xanh, rực rỡ sắc hoa bốn mùa.
Từ xa, du khách sẽ nhìn thấy một dòng thác ào ào đổ xuống, trong một không gian ngập tràn màu xanh của cây rừng. Một cảm giác vô cùng dễ chịu khi bạn được đắm mình trong không gian trong trẻo, mát lành của vùng bán sơn địa, ngắm nhìn non nước hữu tình.
Dòng thác Yang Bay chảy qua nhiều vách đá. Ảnh: Ngoisao.net