Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Những cảnh đẹp và món ngon tại Hà Tiên

Thị xã Hà Tiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, phía Đông và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía tây giáp biển Tây, phía bắc giáp Campuchia.

Bến Tàu ra Phú Quốc nằm gần cầu Hà Tiên.


Một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục.

Thạch động nhìn từ xa - một trong 10 danh lam thắng cảnh nơi đây.
Được khai mở vào đầu thế kỉ thứ 17, cách tỉnh lỵ Kiên Giang 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều lượt khách tham quan. Không ai nhớ chính xác tên gọi này có từ bao giờ. Chỉ biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện trên sông Giang Thành nên Mạc Cửu đặt tên là Hà Tiên.

Hòn Phụ Tử - một danh thắng đẹp được thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Hà Tiên. Nhưng ngày nay, do sự cố bị đổ gảy nên hiện chỉ còn lại một bên.

Hòn Phụ Tử được tái hiện lại ngay công viên trung tâm thị xã.

Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.
Hà Tiên vào thời Mạc Cửu, là một mắt xích quan trọng ở phía đông vịnh Thái Lan, trên tuyến hàng hải thương mại châu Á qua vịnh Thái Lan, men theo bờ biển Đông Việt Nam lên Quảng Châu, Trung Quốc hay Luzon, Philippin. 

Cửa biển - nơi các tàu đánh bắt hải sản qua lại hàng ngày.

Người dân nơi đây sống bằng nghề biển là chính.

Một ngôi chùa của người Khơme tại Hà Tiên.

Thời kỳ cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích (1706-1780) cai quản vùng đất này, đã áp dụng một chính sánh tự do và coi trọng thương mại. Mạc Thiên Tích mở cảng cho tàu buôn nước ngoài buôn bán tự do. Hà Tiên trở thành điểm đến của các đoàn thương thuyền từ bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java, Siam, Ấn Độ, Miến Điện, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,... Vào các dịp sinh nhật Mạc Thiên Tích (12 tháng chạp âm lịch), các thuyền buôn được phép vào cảng Hà Tiên miễn thuế. Từ lâu đời, nghề chế sáp trắng (bạch lạp) để thắp sáng là một nghề truyền thống ở Hà Tiên, cung cấp cho các nước lân cận như Trung Quốc, Siam, Mã Lai,... Ngoài ra đất này còn có nhiều sản vật thương mại khác nữa, Lê Quý Đôn từng viết trong Phủ biên tạp lục: " ...Huyền phách sản ở trấn Hà Tiên, có khối lượng như đồng, sắc đen như sắt, người ta nói dùng nó có thể lánh được gió độc, tiện làm tràng hạt..." 

Một ngôi chùa của người Khơme tại Hà Tiên.

Những món ăn tại Hà Tiên rất đặc trưng và hấp dẫn.

Văn hóa ẩm thực tại Hà Tiên là sự giao thoa của 3 dân tộc: Việt - Hoa - Khơme.

Hải sản tươi ngon.

Thư Kỳ
(Bố susu sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét