Gỏi cá mai
Đây là loại cá có nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá mai có hình dáng tương tự cá cơm nhưng có một lớp vẩy bạc lấp lánh bao quanh và đặc biệt không có máu nên không có mùi tanh. Cá mai thường được chế biến thành món gỏi cá rất lạ và ngon miệng. Nếu đã đi đến Phan Thiết mà không thưởng thức món ăn này thì đó thật là một điều đáng tiếc.
Chế biến món này khá đơn giản, những con cá mai còn tươi được đánh sạch vảy, cắt bỏ đầu đuôi, dùng dao mổ dọc theo lườn cá, rút bỏ xương sống, làm tái qua giấm hoặc nước cốt chanh, vắt ráo và để riêng. Các loại rau dùng để bóp gỏi rất phong phú như: cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phụng rang... Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trộn chung với cá mai, thêm một ít nước mắm chanh tỏi ớt, trộn đều, nếm lại vừa ăn. Bạn có thể ăn gỏi cá mai cuốn bánh tráng cùng với chuối chát, dưa leo, xà lách...
Chế biến món này khá đơn giản, những con cá mai còn tươi được đánh sạch vảy, cắt bỏ đầu đuôi, dùng dao mổ dọc theo lườn cá, rút bỏ xương sống, làm tái qua giấm hoặc nước cốt chanh, vắt ráo và để riêng. Các loại rau dùng để bóp gỏi rất phong phú như: cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phụng rang... Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trộn chung với cá mai, thêm một ít nước mắm chanh tỏi ớt, trộn đều, nếm lại vừa ăn. Bạn có thể ăn gỏi cá mai cuốn bánh tráng cùng với chuối chát, dưa leo, xà lách...
Cá lồi xối mỡ
Món ăn đơn giản với một con cá lồi hấp chín, xối mỡ hành, ăn kèm cùng bánh tráng nhưng đây luôn là món ăn đầu tiên nằm trong thực đơn của các quán ăn ở Phan Thiết. Thoạt nhìn cá lồi gần giống cá đuối nhưng nhỏ hơn và không có đuôi dài. Cá lồi khi trưởng thành có thể nặng đến 5 kg. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người dân ở đây, chỉ nên chọn những con khoảng từ 1 đến 2 kg, vì khi đó thịt cá mềm, béo, lớp sụn bên trong còn mềm và quan trọng nhất là cá sẽ không có mùi hôi khó chịu.
Để chế biến món này, việc đầu tiên là phải dùng dao cạo sạch lớp nhờn, hoặc có thể dùng lá sả để chà cho sạch. Tiếp đến mổ bụng, bỏ hết ruột. Rửa cá bằng nước muối rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Thái cá thành từng phần bằng khoảng hai ngón tay, xếp vào đĩa và đem hấp cách thủy. Mỡ heo thái hạt lựu, cho lên chảo và ráng vàng, cho hành lá thái nhuyễn vào. Cá hấp chín cho ra đĩa, rưới mỡ hành, lạc rang lên và dùng khi còn nóng với bánh tráng, các loại rau sống và nước chấm.
Để chế biến món này, việc đầu tiên là phải dùng dao cạo sạch lớp nhờn, hoặc có thể dùng lá sả để chà cho sạch. Tiếp đến mổ bụng, bỏ hết ruột. Rửa cá bằng nước muối rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Thái cá thành từng phần bằng khoảng hai ngón tay, xếp vào đĩa và đem hấp cách thủy. Mỡ heo thái hạt lựu, cho lên chảo và ráng vàng, cho hành lá thái nhuyễn vào. Cá hấp chín cho ra đĩa, rưới mỡ hành, lạc rang lên và dùng khi còn nóng với bánh tráng, các loại rau sống và nước chấm.
Bánh xèo
Nói đến bánh xèo, không thể không nhắc đến con đường Tuyên Quang ở thành phố Phan Thiết. Gần như cả một con đường đều bán bánh xèo và điều làm cho du khách ngạc nhiên là không có sự khác biệt về chất lượng giữa các quán. Bạn có thể vào một quán bất kỳ để thưởng thức món ăn này mà không sợ mình bị lầm lẫn.
Để làm món bánh này, khâu pha bột rất quan trọng. Hỗn hợp bột được pha từ bột gạo, đậu xanh thêm màu bột nghệ. Thịt đúc bánh thường được ướp gia vị trước, xào sơ qua. Bánh được đổ trên chiếc khuôn nhỏ bằng bàn tay. Thoa một lớp mỡ lên khuôn, đợi khuôn nóng thì rưới đều bột, cho lên trên một ít thịt, một con tôm sú, giá tươi, đậy nắp lại chờ bánh chín. Nước chấm được chế biến theo bí quyết riêng của từng quán nhưng phải có đậu phộng giã nhỏ, sền sệt của bột mì, hơi vàng của cà chua và vị cay của ớt. Cho từng chiếc bánh vào chén, thêm rau húng, diếp cá, quế... chan nước chấm vào trộn đều và thưởng thức.
Để làm món bánh này, khâu pha bột rất quan trọng. Hỗn hợp bột được pha từ bột gạo, đậu xanh thêm màu bột nghệ. Thịt đúc bánh thường được ướp gia vị trước, xào sơ qua. Bánh được đổ trên chiếc khuôn nhỏ bằng bàn tay. Thoa một lớp mỡ lên khuôn, đợi khuôn nóng thì rưới đều bột, cho lên trên một ít thịt, một con tôm sú, giá tươi, đậy nắp lại chờ bánh chín. Nước chấm được chế biến theo bí quyết riêng của từng quán nhưng phải có đậu phộng giã nhỏ, sền sệt của bột mì, hơi vàng của cà chua và vị cay của ớt. Cho từng chiếc bánh vào chén, thêm rau húng, diếp cá, quế... chan nước chấm vào trộn đều và thưởng thức.
Bánh căn
Nếu không thích bánh xèo, bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh căn bé xíu đầy hấp dẫn được bán nhiều trong các quán ven đường. Nói bánh căn là đặc sản của Phan Thiết cũng đúng mà không thì cũng chẳng sai. Vì đây là loại bánh đặc trưng của cư dân vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ.
Nguyên liệu chính để làm bánh căn là gạo. Gạo được ngâm mềm, xay thành bột và đổ chín trên những chiếc khuôn bánh bằng đất nung. Nhân của bánh căn có nhiều loại như: thịt, trứng, mực, tôm... Bên cạnh sự phong phú về các loại nhân, nước chấm cũng là một điểm hấp dẫn của món ăn này. Nước chấm có màu đỏ tươi, được pha hơi sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ.
Nguyên liệu chính để làm bánh căn là gạo. Gạo được ngâm mềm, xay thành bột và đổ chín trên những chiếc khuôn bánh bằng đất nung. Nhân của bánh căn có nhiều loại như: thịt, trứng, mực, tôm... Bên cạnh sự phong phú về các loại nhân, nước chấm cũng là một điểm hấp dẫn của món ăn này. Nước chấm có màu đỏ tươi, được pha hơi sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ.
Địa chỉ gợi ý cho bạn: quán bà Xù đường Ngư Ông hay quán số 8 đường Hải Thượng - TP Phan Thiết.
Răng mực
Đến du lịch tại Phan Thiết, thực khách sẽ tò mò, thích thú với món ăn có tên gọi là răng mực. Răng mực thực chất là những viên tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay trên phần đầu mực mà nhiều người thường lầm tưởng là mắt mực hay miệng mực. Đây là món ăn chơi rất được các bạn học sinh ưa thích.
Người dân ở đây thường chế biến nhiều món ăn chơi ngon miệng từ răng mực như nướng, xào bơ tỏi, chiên bột, răng mực chiên nước mắm. Chế biến món ăn này khá đơn giản, những chiếc răng mực được rửa sạch, ướp gia vị. Tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên, hay xào. Trong những buổi tối mát trời, dừng chân bên một quán cóc ven đường, ngồi nhâm nhi những chiếc răng mực nướng với bạn bè thì không còn gì tuyệt vời bằng.
Người dân ở đây thường chế biến nhiều món ăn chơi ngon miệng từ răng mực như nướng, xào bơ tỏi, chiên bột, răng mực chiên nước mắm. Chế biến món ăn này khá đơn giản, những chiếc răng mực được rửa sạch, ướp gia vị. Tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên, hay xào. Trong những buổi tối mát trời, dừng chân bên một quán cóc ven đường, ngồi nhâm nhi những chiếc răng mực nướng với bạn bè thì không còn gì tuyệt vời bằng.
Bạn có thể ghé đến quán răng mực nướng gần ga Phan Thiết hay các quán trên đường Nguyễn Tất Thành để có thể thưởng thức món ăn này.
Dông đất nướng
Những đồi cát trải dài ở Phan Thiết là điều kiện lý tưởng cho dông, một loại bò sát sinh sống. Vì vậy không ngạc nhiên khi những món ăn từ thịt dông lại trở thành đặc sản của đất Mũi Né - Phan Thiết. Ngoài món dông nướng muối ớt, thịt dông còn được chế biến thành nhiều món khác như: chả, gỏi dông hay món cháo thịt dông nóng hổi thơm nức.
Ở Phan Thiết, nổi tiếng nhất là quán Việt Nam Home trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là địa chỉ của những người mê món thịt dông này.
Ở Phan Thiết, nổi tiếng nhất là quán Việt Nam Home trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là địa chỉ của những người mê món thịt dông này.
Ngoài những món ăn kể trên, thành phố Phan Thiết còn thết đãi du khách nhiều món ăn ngon miệng khác như: cơm gà đường Lê Hồng Phong; lẩu cá đường Phan Đình Phùng; chả lụi đường Trần Hưng Đạo; bánh bèo, bánh bò Phan Thiết ở gần ga...
Huấn Phan
(Bố susu sưu tầm)
(Bố susu sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét