Du khách nước ngoài thích thú tham quan chùa Từ Hiếu |
Tại sao chùa mang tên Từ Hiếu?
Chuyện bắt đầu từ cuộc đời một nhà sư có pháp danh là Nhất Định. Năm 1843, sau khi từ chức Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự và trao quyền trụ trì chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, nhà sư Nhất Ðịnh đã dựng lên Thảo Am An Dưỡng để tịnh tu và dưỡng mẹ già.
Một ngày nọ, mẹ của nhà sư Nhất Định bị bệnh rất nặng. Nhà sư lo thuốc thang, hết lòng chăm sóc nhưng bệnh tình của mẹ vẫn không khỏi. Có người khuyên nhà sư nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, bởi mẹ nhà sư đã quá suy nhược cơ thể.
Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, sư Nhất Định vẫn chống gậy băng rừng lội suối, xuống chợ cách Thảo Am An Dưỡng hơn 5km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ tẩm bổ.
Câu chuyện của sư Nhất Định đến tai Tự Đức vốn là một vị vua rất hiếu thảo với mẹ. Vua Tự Đức rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên đã ban tên Từ Hiếu tự cho Thảo Am An Dưỡng và ban tiền để tu sửa lại. “Thảo Am An Dưỡng” được mang tên chùa Từ Hiếu từ đó.
Được nghe điển tích trên khiến người viết chợt nhớ đến bài thơ của Lý Văn Phức, vị quan dưới thời Gia Long:
Người tai mắt đứng trong trời đất.
Ai là không cha mẹ sinh thành.
Gương treo đất nghĩa trời kinh.
Ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết.
Thì suy ra trăm nết đều nên…
Vào các ngày rằm, chùa Từ Hiếu luôn đông đúc các thiện nam, tín nữ lên chùa bái Phật, cầu sức khỏe cho ba mẹ, ông bà. Chùa Từ Hiếu trở thành ngôi chùa nổi tiếng của Huế chính là vì lý do cảm động này.
Hình ảnh thoát tục nhưng rất gần gũi của một nhà sư chùa Từ Hiếu |
Ngoài điển tích kỳ lạ trên, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một nghĩa trang “độc nhất vô nhị”. Nghĩa trang này là nơi chôn cất các quan thái giám của triều Nguyễn năm xưa. Cũng chính vì lẽ đó nên ngoài tên gọi Từ Hiếu, chùa còn có các tên gọi khác như “chùa Thái giám” hay “chùa Hoạn quan”.
Sự sống và sự sinh sôi liền kề như một vòng luân hồi |
Bởi thế về sau, những thái giám trong triều Nguyễn có phần công đức tại chùa sau khi mất đều cũng được nhà chùa mai táng, chôn cất và hương khói.
Ngày nay, cách chính điện khoảng 50m về phía bên trái, khu mộ địa với hơn 20 ngôi mộ chính là khu nghĩa trang thái giám “có một không hai” này.
Nguyễn Văn Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét