Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Hoa, vì không muốn sống dưới sự
thống trị của nhà Thanh, ông đã đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Khi
đến đất Hà Tiên hiện nay, ông đã dừng lại định cư, khai phá vùng đất
này. Khi nhà Nguyễn tiến hành công cuộc mở rộng bờ cõi về phương Nam vào
đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (năm
1708) và được phong làm 'Tổng trấn xứ Hà Tiên'.
Đền thờ họ Mạc nằm trên đường Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên. Đây là điểm tham quan đứng đầu trong danh sách Hà Tiên thập vịnh. Ảnh: Tiêu Phong. |
Chúa Nguyễn đã cho Mạc Cửu toàn quyền tự chủ vùng đất này và duy trì
truyền thống cha truyền con nối. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc
đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn
bán sầm uất nhất trong khu vực.
Có tên gọi khác là Trung Nghĩa Đường hay miếu Ông Lịnh (cách gọi của người dân địa phương), lăng Mạc Cửu nằm dưới chân núi Bình San với mặt hướng về phía Đông, nơi có núi Tô Châu và dòng Đông Hồ thơ mộng. Lăng là một quần thể kiến trúc đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc từ dưới chân núi cho lên đến đỉnh núi. Đây là công trình được chính Mạc Thiên Tích (con trai cả của Mạc Cửu) thiết kế và xây dựng vào khoảng thời gian 1735-1739.
Có tên gọi khác là Trung Nghĩa Đường hay miếu Ông Lịnh (cách gọi của người dân địa phương), lăng Mạc Cửu nằm dưới chân núi Bình San với mặt hướng về phía Đông, nơi có núi Tô Châu và dòng Đông Hồ thơ mộng. Lăng là một quần thể kiến trúc đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc từ dưới chân núi cho lên đến đỉnh núi. Đây là công trình được chính Mạc Thiên Tích (con trai cả của Mạc Cửu) thiết kế và xây dựng vào khoảng thời gian 1735-1739.
Tên gọi Trung Nghĩa Đường bắt đầu từ hai câu đối do chúa Nguyễn ban
tặng “Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng. Thất diệp phiên hàn quốc
lũng vinh” (Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ. Bảy lá giậu che, cả
nước mến yêu), ý nói dòng họ mạc đời đời Trung Nghĩa. Lăng được xây dựng
theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía trước, hai bên là hai câu
đối của chúa Nguyễn.
Từ ngoài cổng đi vào là một khoảng sân rộng, giữa sân là nơi dừng chân,
dành cho các cuộc hội họp ngày xưa của dòng họ. Bên trong là đền thờ ba
gian, với đền thờ tiền hiền bên phải (thờ những người đến vùng đất này
trước ông Mạc Cửu), bên trái là đền thờ hậu hiền (thờ những người đến
vùng đất này sau ông Mạc Cửu). Điểm thờ cúng chính của đền có 4 chữ
'Khai Trấn Trụ Quốc' của nhà Nguyễn ban tặng cho dòng họ Mạc. Bàn thờ
ông Mạc Cửu và hậu duệ 7 đời được đặt trang nghiêm giữa chính điện. Các
quan văn, võ hay các phu nhân được thờ ở hai bên phải trái.
Bên trong đền thờ được xây dựng theo kiến trúc 3 gian, đây là nơi thờ cúng dòng họ Mạc cùng với những người có công khai phá mảnh đất Hà Tiên. Ảnh: Tiêu Phong. |
Ngoài khu vực chính là đền thờ, các ngôi mộ của dòng họ Mạc đều được
xây dựng trên núi Bình San. Phía trước đền là hai ao sen lớn, tương
truyền đây là hai ao nước ngọt được Mạc Cửu cho người đào để tích trữ
nước ngọt cho người dân Hà Tiên sử dụng vào thời điểm khô hạn.
Tuy trải qua gần 300 năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ
được nguyên vẹn những nét kiến trúc của thời kỳ đầu. Ngày nay, đền thờ
dòng họ Mạc là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến thăm quan Hà Tiên
thập vịnh (gồm các danh thắng như Thạch Động; Đông Hồ ấn nguyệt; bãi
biển Mũi Nai; núi Bình San...). Đến đây, du khách sẽ được nghe lại những
câu chuyện, những truyền thuyết về dòng họ Mạc, một dòng họ được người
dân Hà Tiên đời đời tưởng nhớ, tôn thờ.
Tiêu Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét