Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông
rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vốn chỉ dùng thân cây làm thức ăn gia
súc hay phân bón, nhưng những năm gần đây ở miền Tây, người dân đã có
nhiều sáng tạo trong chế biến và sử dụng lục bình.
Nếu thân cây lục bình phơi khô được dùng làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như thảm, giỏ, hoa khô…, thì ngó lục bình còn được dùng để chế biến thành các món ăn trong gia đình.
Ở quê hương miền Tây mỗi khi vào hè, những đám lục bình màu xanh thẫm điểm bông tim tím như đuôi chú chim công lềnh bềnh, trôi đặc kín trên mặt sông khiến ghe thuyền không thể đi lại được. Ngày trước, người dân ở đây phải lội xuống vớt lục bình lên cho vào các gốc cam, quýt để làm phân bón. Còn phần rễ cắt phơi khô cho vào bao đợi mùa mưa đến dùng để bó cây, chiết cành. Sẵn dịp này, nhiều người hái những đọt, ngó lục bình non đem vào nhà để chế biến món ăn.
Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe nói món ăn có ngó lục bình. Tuy nhiên,
theo người dân nơi đây, lục bình là loại rau sạch, thuộc nhóm thức ăn
xanh chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, và các
loại khoáng vi lượng khác. Cọng non lục bình có thể ăn sống chấm nước
mắm kho, cá kho, nhúng lẩu; ngó lục bình có thể làm dưa chua, làm gỏi,
xào thịt hoặc tép. Trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến món gỏi ngó lục
bình trộn tôm thịt.
Chế biến món này rất dễ dàng và nhanh gọn. Trước hết, dùng dao bén gọt bỏ vỏ ngoài ngó lục bình và dùng bàn bào, bào ngó lục bình thành từng miếng mỏng. Cho ngó lục bình đã bào ngâm vào nước có pha một ít phèn và nước cốt chanh khoảng 5 phút để ngó lục bình không sẫm màu và có độ giòn, vớt ra xả sạch, để ráo. Kế đến, tôm sú luộc chín lột vỏ, thịt ba rọi luộc chín xắt miếng mỏng, để sẵn mỗi thứ ra dĩa. Cuối cùng, cho các nguyên liệu đã sơ chế vào dĩa trộn đều cùng các gia vị như rau răm, chanh, đường, ớt, nước mắm. Nêm nếm lần cuối, và làm thêm một chén nước mắm chua ngọt là xong.
Thật đấm ấm và hạnh phúc khi cả nhà sum họp đông đủ để thường thức món
ngon dân dã ngó lục bình trộn tôm thịt do chính tay người dân địa phương
chế biến. Gắp con tôm sú, miếng thịt luộc cùng với miếng ngó lục bình
chấm vào chén nước mắm tỏi ớt đưa lên miệng nhai chầm chậm, ta sẽ “ngậm
mà nghe” vị ngọt, béo của tôm, của thịt; vị giòn, ngọt cùng mùi thơm
thoảng đặc trưng của ngó lục bình lan tỏa khắp giác quan. Đưa cốc “đế”
lên môi đánh “trót” một cái, và miếng cơm nóng gạo mới dẻo thơm vào nữa,
khiến ta luyến nhớ khôn nguôi món ngon nơi quê hương miền Tây “trái
ngọt, cây lành” này.
Lục bình loại thủy sinh mọc dày đặc ven sông. |
Nếu thân cây lục bình phơi khô được dùng làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như thảm, giỏ, hoa khô…, thì ngó lục bình còn được dùng để chế biến thành các món ăn trong gia đình.
Ở quê hương miền Tây mỗi khi vào hè, những đám lục bình màu xanh thẫm điểm bông tim tím như đuôi chú chim công lềnh bềnh, trôi đặc kín trên mặt sông khiến ghe thuyền không thể đi lại được. Ngày trước, người dân ở đây phải lội xuống vớt lục bình lên cho vào các gốc cam, quýt để làm phân bón. Còn phần rễ cắt phơi khô cho vào bao đợi mùa mưa đến dùng để bó cây, chiết cành. Sẵn dịp này, nhiều người hái những đọt, ngó lục bình non đem vào nhà để chế biến món ăn.
Ngó lục bình được làm sạch trước khi làm gỏi. |
Chế biến món này rất dễ dàng và nhanh gọn. Trước hết, dùng dao bén gọt bỏ vỏ ngoài ngó lục bình và dùng bàn bào, bào ngó lục bình thành từng miếng mỏng. Cho ngó lục bình đã bào ngâm vào nước có pha một ít phèn và nước cốt chanh khoảng 5 phút để ngó lục bình không sẫm màu và có độ giòn, vớt ra xả sạch, để ráo. Kế đến, tôm sú luộc chín lột vỏ, thịt ba rọi luộc chín xắt miếng mỏng, để sẵn mỗi thứ ra dĩa. Cuối cùng, cho các nguyên liệu đã sơ chế vào dĩa trộn đều cùng các gia vị như rau răm, chanh, đường, ớt, nước mắm. Nêm nếm lần cuối, và làm thêm một chén nước mắm chua ngọt là xong.
Gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt. |
Bài và ảnh: Tương Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét