Chạy xe theo cung đường Hà Nội - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Cang Chải, bạn
nên ghé qua những bản làng như Lìm Mông, Lìm Thái. Lối vào bản đã được
bê tông hóa một phần, nhưng trời mưa và bờ ruộng ven đường cao hơn vẫn
khiến nhiều người dân và khách du lịch đi lại khó khăn.
Khung cảnh ngày mới lên trên những thửa ruộng bậc thang nhìn từ Lìm
Mông. Địa điểm này chỉ các trung tâm Tú Lệ khoảng 3 km, hướng đi tới đèo
Khau Phạ.
Người dân địa phương cho biết, lúa ở Lìm Mông sẽ chín đều trong khoảng hai tuần nữa (từ 20/9 đến 3/10). Du khách có thể cùng người thân, bạn bè tới đây ngắm lúa chín, cảm nhận cuộc sống thanh bình ngày mùa.
Người dân địa phương cho biết, lúa ở Lìm Mông sẽ chín đều trong khoảng hai tuần nữa (từ 20/9 đến 3/10). Du khách có thể cùng người thân, bạn bè tới đây ngắm lúa chín, cảm nhận cuộc sống thanh bình ngày mùa.
Một góc mùa vàng ở La Pán Tẩn - xã vùng cao của người H’Mông cách thị
trấn Mù Cang Chải 15 km. La Pán Tẩn cùng với Chế Cu Nha và Dế Xu Phình
là 3 xã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng di
tích cấp quốc gia.
Chạy hết đèo Khau Phạ dài khoảng 40 km, một trong tứ đại đỉnh đèo của
miền núi phía Bắc Việt Nam, bạn sẽ gặp một lối nhỏ đi bản Phình Hồ, cách
thị trấn Mù Cang Chải 5 km. Con đường lên bản là một lối đi nhỏ dốc
cao, càng lên càng gập ghềnh khó đi. Du khách muốn tham quan tìm hiểu
phải gửi xe và đi bộ.
Cuối tuần qua, lúa ở Phình Hồ chưa chín nhiều. Các thửa ruộng bậc
thang chảy tràn từ trên núi xuống con suối Nậm Kim còn phủ màu xanh
tươi.
Những đứa trẻ Phình Hồ chơi đùa bên cây cầu bắc qua suối. Trẻ em dân
tộc ở đây không đòi kẹo, xin tiền khách du lịch, khi được khách cho quà
đều biết nói lời cảm ơn.
Bên cạnh các nhiếp ảnh gia nhanh tay chớp lấy khoảnh khắc đẹp, vẫn có
người nghệ sĩ chọn đường cọ, màu vẽ để ghi lại vẻ đẹp mùa vàng của núi
rừng Tây Bắc.
Hương Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét