Xuôi về miền Tây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi lối kiến trúc chùa chiền khác lạ, nhất so với các vùng miền khác của cả nước, bởi đây là vùng đất có đông đồng bào Khmer sinh sống, đặc biệt là Sóc Trăng, nơi có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Vì thế không có gì lạ khi đặt chân đến Sóc Trăng, đi đến đâu chúng ta cũng thấy có sự hiện diện những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tạo nên quần thể kiến trúc đẹp mắt, linh thiêng và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của vùng đất Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Nếu muốn khám phá hết cũng phải mất cả tuần. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đi bốn ngôi chùa sau cũng đủ để nắm được trọng tâm.
Chùa Dơi
Ngôi chùa đầu tiên, có vẻ đã khá
quen thuộc với nhiều người, chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là
chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ.
Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ
thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có
con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương
quen gọi là chùa Dơi. (Ảnh: Na Sơn).
Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa to đẹp, và có kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
Cứ khoảng 6h chiều, dơi bay đi kiếm ăn, đến 5h sáng lại trở về. Vin vào "tập quán" ấy, nhiều du khách đến "rình" xem, dần dần phá vỡ chốn yên tĩnh quen thuộc khiến số lượng dơi vơi dần. Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng Phật, tài liệu quý giá. Đến nay chánh điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.
Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chùa Dơi là một ngôi chùa to đẹp, và có kiến trúc đặc sắc bậc nhất ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
Cứ khoảng 6h chiều, dơi bay đi kiếm ăn, đến 5h sáng lại trở về. Vin vào "tập quán" ấy, nhiều du khách đến "rình" xem, dần dần phá vỡ chốn yên tĩnh quen thuộc khiến số lượng dơi vơi dần. Năm 2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nội thất, hàng chục pho tượng Phật, tài liệu quý giá. Đến nay chánh điện đã được khôi phục lại, uy nghi hơn song nhiều tài liệu, pho tượng cổ hiện không còn.
Chùa Kh'leang
Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh'leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.
Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Mái chùa được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.
Chùa Đất SétBên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Mái chùa được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.
Chùa Đất Sét có khoảng 208 pho
tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng
mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét.
Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa. Người có công kiến tạo, xây đắp ngôi chùa là ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư ở ngôi chùa này. Ngôi chùa đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.
Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa. Người có công kiến tạo, xây đắp ngôi chùa là ông Ngô Kim Tòng, người trụ trì đời thứ tư ở ngôi chùa này. Ngôi chùa đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.
Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật. |
Chùa Chén Kiểu
Còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên
quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng
đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ
ốp lên tường trang trí.
Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là cổng chùa với 3 ngôi tháp được chạm khắc, đắp nổi với hoa văn và sắc màu rực rỡ mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ. Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.
Ấn tượng đầu tiên khi đến đây là cổng chùa với 3 ngôi tháp được chạm khắc, đắp nổi với hoa văn và sắc màu rực rỡ mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ. Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.
Cũng như các ngôi chùa khác của
người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ
dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer
mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng
tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
Tên gọi "Chén Kiểu" được đặt khá ngẫu nhiên. Chùa được xây cất vào năm
1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được
xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí
nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên
Chén Kiểu từ đó.
Khuôn viên chùa có khá nhiều tòa tháp, mỗi tòa tháp đều có kiến trúc riêng biệt, đặc trưng của văn hóa Khmer. |
BĐVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét