Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô được thành
lập tháng 7 năm 1999 với tổng diện tích tự nhiên là 27.800 ha, chia làm
ba khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 15.959ha; phân khu phục hồi
sinh thái 9.816 ha và phân khu dịch vụ hành chính 2.025 ha.
Theo số liệu thống kê thì khu bảo tồn
thiên nhiên Ea Sô có tất cả 709 loài với 139 họ, thuộc các ngành như:
thông, dương xỉ và ngọc lan; hệ động vật có 44 loài thú, 158 loài chim,
23 loài bò sát, 7 loài ếch nhái, trong đó có những loài chim, thú đặc
biệt quý hiếm như: beo lúa, voi, cheo, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, sóc
đỏ, vượn đen, khỉ mặt đỏ, gà lôi trắng…
Trong số loài động vật sống ở khu bảo tồn có 22 loài quý hiếm được ghi tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài động thực vật quí hiếm, khu bảo tồn còn là khu rừng sinh thái đẹp với dòng thác âm thầm chảy từ bao đời nay.
Trong số loài động vật sống ở khu bảo tồn có 22 loài quý hiếm được ghi tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài động thực vật quí hiếm, khu bảo tồn còn là khu rừng sinh thái đẹp với dòng thác âm thầm chảy từ bao đời nay.
Thác được hình thành trên một dòng suối
nhỏ hiền hòa trong mùa khô nhưng hung dữ vào mùa mưa, nằm hoang sơ giữa
những cây rừng thuộc họ có rễ phụ đan kín trông rất lạ mắt.
Thác với cột nước đổ trên cao khoảng 20 m
đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với
dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn Ea Sô xanh thẳm.
So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar..., thác Bay ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại và nằm trong khu Bảo tồn nên việc khai thác du lịch còn đang rất hạn chế.
So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar..., thác Bay ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại và nằm trong khu Bảo tồn nên việc khai thác du lịch còn đang rất hạn chế.
Vậy nhưng đây lại chính là điểm mạnh của
thác Bay vì đến với thác này, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng
cảnh hoàn toàn còn hoang dã và được trở về với thiên nhiên thật trọn
vẹn.
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét