Long Quang cổ tự
Chùa Long Quang nằm bên bờ sông Bình Thủy; tọa lạc tại số 155/6, khu
vực Bình Chánh, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ.Tam quan chùa Long Quang. |
Năm 1930, một lần nữa chùa lại được sự ủng hộ của các Phật tử và được xây dựng lại. Lần này chùa được xây bằng tường gạch, mái lợp ngói, gồm một ngôi chánh điện rộng ba gian và một nhà bếp.
Tháng 9 năm 1945, quân viễn chinh Pháp trở lại Việt Nam lần thứ hai. Chùa Long Quang trở thành cơ sở bí mật của các hoạt động chống Pháp. Năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi tiêu thổ kháng chiến, trụ trì chùa lúc bấy giờ là thiền sư Trí Thới cùng với tăng chúng tháo dỡ toàn bộ nhà chùa để làm vật cản, ngăn tàu Pháp tại vùng Rạch Cam.
Năm 1963, chùa được xây cất lại trên nền đất cũ. Khi công trình gần xong, lại bị bom đạn chiến tranh làm hư hại nhiều nên phải xây lại. Đến năm 1966, ngôi chánh điện mới được xây xong. Thời kỳ chiến tranh sau đó, chùa Long Quang vẫn là cơ sở cách mạng ở Cần Thơ.
Ngày 21 tháng 6 năm 1993, chùa Long Quang đã được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 774-QĐ/BT của Bộ Văn hóa-Thông tin. |
Chùa Long Quang nằm bên bờ rạch Long Tuyền xưa (nay là rạch Bình Thủy), trên diện tích khoảng 7.000 m2.. Con đường vào chùa đã được trải nhựa, xe 16 chỗ có thể vào được. Tam quan được xây bằng gạch với hai tầng mái ngói, đầu mái uốn công có gắn hoa văn. Bên trên nóc có gắn đôi rồng trắng ngẩng cao đầu quay ngược vào bánh xe luân hồi ở giữa. Hai cột chính có đôi hai câu liễn đối bằng chữ Hán.
Bên trong chánh điện chùa Long Quang. |
Hai bên vách là kệ dài, đặt 18 tượng La hán bằng gỗ đã gần trăm năm tuổi. Kế tiếp bàn thờ Địa Tạng Bồ tát, phía sau là bàn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên có Nam Tào, Bắc Đẩu; hai bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ tát có Thiên Tài và Đồng Tử.
Phía sau điện thờ chính là bàn thờ Hậu Tổ. Phía trên là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, bên dưới có tượng Bồ Đề Đạt Ma. Chung quanh bày trí các long vị, các bức di ảnh của các cố trụ trì chùa. Sát vách hai bên cửa sau có đặt hai bàn thờ, bên phải thờ các tượng Quan Công, Giám Trai Sứ Giả và Thập Điện Minh Vương.
Phía sau tòa nhà chính điện là khu đất rộng trồng nhiều hoa kiểng, khu tháp nơi chứa di cốt của các cố trụ trì chùa trước đây.
Hội Linh Cổ Tự
Cổng chùa Hội Linh. |
Hội Linh cổ tự được Bộ Văn hóa Thông Tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết định ngày 21 tháng 6 năm 1993. |
Mặt trước chánh điện chùa Hội Linh thờ tượng tam thế Phật trên tầng lầu. |
Sau cổng chính là ao sen bán nguyệt. Hai bên ao trồng dương liễu rũ nhánh. Giữa ao có tượng Quan Thế Âm Bồ tát lộ thiên. Bên trái có hai bảo tháp to cao hơn 10 mét là nơi yên nghỉ của các vị trụ trì. Hai bên ao trước chánh điện có hai miếu nhỏ, bên trái là miếu Ngũ Hành, bên phải là miếu Thổ thần.
Bên trong chánh điện chùa Hội Linh. |
Điện thờ chính ở giữa thờ Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen (cao 1,5 mét). Điện bên trái, thờ Đại Thế Chí Bồ tát thếp vàng; điện bên phải, thờ Quan Thế Âm Bồ tát, cũng thếp vàng. Bàn phía dưới trước điện chính là pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn chiều dài khoảng 1,5 mét.
Chân cột chánh điện bằng gỗ kê trên nền đá có cẩn cánh sen. |
Phía sau điện thờ chính là gian thờ Hậu Tổ. Ở giữa, đặt tượng thờ Đức Tổ Sư Lạt Ma. Nối tiếp chánh điện, gian thứ hai rộng 144 m2 là bàn thời tổ quốc và các vị trụ trì qua từng giai đoạn. Gian này còn được dùng làm nơi tiếp khách. Gian thứ ba là giảng đạo đường là thuyết pháp trong những ngày lễ lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét