Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km là thôn Cự Đà (xã Cự Khê,
huyện Thanh Oai, Hà Nội). Làng vẫn còn những cây cổ thụ, mái đình, chùa,
cổng làng, các ngôi nhà xưa... khiến người tới thăm có cảm giác như
được đi ngược lại thời gian cả trăm năm.
Ngôi làng trù phú bên bờ sông Nhuệ là minh chứng của quan niệm
'nhất cận thị - nhị cận giang'. Thông thương phát triển đã mang đến cho
nơi đây sự thịnh vượng. Thời kỳ phát triển nhất của làng là những năm
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Làng sớm có những ngôi nhà hai tầng mang nét kiến trúc Pháp vào đầu thế kỷ 20, hài hòa với phong cách nhà truyền thống.
Người dân vẫn lưu giữ những ngôi nhà ba gian, năm gian lợp ngói.
Cự Đà là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài các ngôi nhà cổ, làng còn có chùa, miếu đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Cổng làng vẫn còn nguyên chiếc đồng hồ, dấu ấn của một thời sung túc.
Làng Cự Đà nổi tiếng bởi nghề làm miến, làm tương.
Trước đây, bến sông Nhuệ là nơi buôn bán tấp nập, dân làng Cự Đà
dựng hai cột trên đó có con cóc đá đội đèn để thuyền bè biết lối cập
bến.
Làng cổ được quy hoạch ngăn nắp, trật tự. Từ con đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ dẫn vào các xóm.
Những đường làng lát gạch nghiêng chạy dài không còn nhiều. Những
bờ tường không được tu sửa khiến vẻ đẹp kiến trúc của làng bị ảnh hưởng.
Lê Bích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét