Đèo Khau Phạ - Yên Bái
Theo tiếng Thái, Khau Phạ có nghĩa là Trời cao. Đây là con đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)
Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen là Sống mũi ngựa. Đây là con đèo nằm trong quần thể công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn (Hà Giang). Đường đi của con đèo này hiểm trở đến mức mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi.
Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai – Lai Châu)
Đèo Ô Quý Hồ dài gần 50 km, nằm trên quốc lộ 4D, bắt đầu từ Sapa với một phần ba nằm phía Lào Cai, hai phần ba còn lại thuộc đất Lai Châu, kết thúc tại ngã ba Tam Đường.
Đèo Pha Đin (Sơn La – Điện Biên)
Đèo Pha Đin dài 32 km, thuộc ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận)
Đèo Ngoạn Mục, hay còn gọi là đèo Sông Pha nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh kinh sợ thật sự của các tài xế lẫn du khách qua lại nơi đây.
Theo tiếng Thái, Khau Phạ có nghĩa là Trời cao. Đây là con đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
Trước kia, đường đèo Khau Phạ gập
ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được dải nhựa; 5 năm trở lại
đây, tuyến đường này mới được nâng cấp cải tạo. Nhưng các tài xế vẫn
phải trải qua thử thách với hàng chục đoạn cua tay áo.
Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy
hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh
báo nào, lại thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất
đỏ bazan, hệ đất yếu. Sự nguy hiểm luôn rình rập bởi những tảng đá từ
trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào… Có lẽ bởi vậy mà nơi đây
luôn là điểm mà các tay phượt muốn chinh phục.
Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen là Sống mũi ngựa. Đây là con đèo nằm trong quần thể công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn (Hà Giang). Đường đi của con đèo này hiểm trở đến mức mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi.
Đèo Mã Pì Lèng - với 9 khoanh uốn khúc
bên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút - tuy không dài nhưng là con
đèo hiểm trở ở vùng núi biên viễn phía Bắc.
Tại đây, một con đường mang tên “ Đường
Hạnh Phúc” nối thị xã Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng
Văn đã được xây dựng. Tuy nhiên, con đường này vẫn nằm cheo leo trên
vách đá và sườn núi dốc đứng. Nhiều cung đường đèo ban đầu được mở chỉ
đủ chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, không ít những đoạn cua tay áo,
hai xe đi ngược chiều rất khó tránh nhau.
Đèo Ô Quý Hồ dài gần 50 km, nằm trên quốc lộ 4D, bắt đầu từ Sapa với một phần ba nằm phía Lào Cai, hai phần ba còn lại thuộc đất Lai Châu, kết thúc tại ngã ba Tam Đường.
Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về
độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50km.
Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh
không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Con đèo trước kia khi chưa làm đầy hiểm
trở, sát bên vực thẳm và thường có nguy cơ sạt lở đất khiến ít người dám
qua lại. Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá
dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài.
Đèo Pha Đin dài 32 km, thuộc ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Đây là con đèo có địa thế hiểm trở,
chênh vênh với độ cao trên 1.000m khi lên dốc. Lúc xuống dốc, con đường
ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực
sâu thăm thẳm, lại nhiều “cua” hiểm trở.
Chinh phục được đèo Pha Ðin là một cuộc du lịch đầy thú vị, bởi vậy, đây là địa điểm được nhiều dân chơi chọn để đi phượt.
Đèo Ngoạn Mục, hay còn gọi là đèo Sông Pha nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh kinh sợ thật sự của các tài xế lẫn du khách qua lại nơi đây.
Đi trên đèo Ngoạn Mục, nếu không có
những bảng chỉ đường thì không có ai nghĩ rằng đây là một trong những
tuyến đường huyết mạch nối quốc lộ 1A và các tỉnh Tây nguyên.
Từ dưới chân đèo lên đến đỉnh, gần như
không còn một khúc đường nào nguyên vẹn, nhiều đoạn không còn dấu vết
của nhựa đường mà lổn nhổn đá tảng và bùn lầy, nhiều chiếc gương cầu bị
bể hoặc mờ hẳn vì không được bảo dưỡng.
Nhữ Trang (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét