Miệt Thứ là vùng đất thuộc hai huyện An Minh và An Biên (Kiên Giang),
kéo dài đến rừng U Minh. Xưa kia, Miệt Thứ hoang sơ và khắc nghiệt, là
nơi “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”, nhưng bù lại, thiên
nhiên lại ban tặng cho những sản vật phong phú.
Bắp chuối còn có tên gọi là sò quạt, một phần mô tả hình dáng của chúng.
Bắp chuối còn có tên gọi là sò quạt, một phần mô tả hình dáng của chúng.
Bên cạnh rắn, rùa, chim, cua, cá, ốc, sò, du khách đến đây sẽ không
khỏi ngạc nhiên trước loại hải sản vô cùng lạ lẫm, con bắp chuối. Đúng như tên gọi, dáng vẻ bề ngoài của chúng thoạt nhìn như một bắp chuối nhỏ. Loài nhuyễn thể hai mảnh này còn có tên gọi khác là sò quạt, vỏ mỏng màu vàng nhạt, trọng lượng trung bình từ 150 – 200 gram/ con.
Chúng thường sinh sống tập trung nơi bờ
biển, lúc thủy triều dâng thì ngoi đầu lên tìm những phiêu sinh vật để
ăn, khi nước rút chúng vùi mình trong đất cát. Biết được đặc điểm trên,
khi nước rút, người dân nơi đây chỉ dùng tay hoặc cây nhọn cạy lên để
bắt. Con bắp chuối thịt nhiều, thơm ngon. Bao quanh thịt là một lớp gan
màu vàng như hột vịt úp mề, bên trong là một cơ tròn màu trắng ngà như
quân cờ tướng, khi chế biến có vị ngọt, dai rất ngon.
Món bắp chuối nướng mỡ hành.
Con bắp chuối có thể chế biến nhiều món ăn rất đặc trưng mang hương vị biển như: nướng mỡ hành, xào nấm đông cô, nướng chao, nhúng lẩu…
Món bắp chuối nướng mỡ hành.
Con bắp chuối có thể chế biến nhiều món ăn rất đặc trưng mang hương vị biển như: nướng mỡ hành, xào nấm đông cô, nướng chao, nhúng lẩu…
Nhưng khoái khẩu hơn cả là bắp chuối nướng mỡ hành. Đây cũng là cách
chế biến nhanh gọn nhất. Chỉ cần rửa sạch bùn đất và ngâm bắp chuối vào
thau nước lạnh có vài trái ớt sừng giã dập trong vòng một tiếng cho nhả
hết bùn đất trong ruột. Cho bắp chuối vào rổ để ráo. Bếp than hồng đã
chuẩn bị sẵn cùng với dĩa mỡ hành, muối tiêu chanh. Bắt từng con đưa lên
vỉ nướng, khi thấy bắp chuối hở miệng, nước trong ruột chảy xuống lửa
than nghe xèo xèo, một mùi thơm sực nức bốc lên thì cho mỡ hành vào, chờ
vài phút rồi gắp ra dĩa.
Vỏ bắp chuối mỏng như kính nên dễ cháy khét, khi chế biến nhớ chú ý để
tránh khô mất ngon. Dùng muỗng múc thịt chấm vào muối tiêu chanh đưa lên
miệng, ta sẽ cảm nhận vị béo, ngọt, thơm, dai sần sật của thịt bắp
chuối thấm đẫm mọi giác quan. Nếu cần, thêm một cốc rượu trái giác vào
nữa là tuyệt vời.
Bắp chuối xào hành ăn cùng cơm rất tuyệt
Món bắp chuối xào hành cũng hấp dẫn không kém. Đây là món ăn với cơm. Con bắp chuối sau khi đã rửa sạch luộc chín, gỡ ruột ra cho vào dĩa. Phi mỡ, tỏi thơm và cho ruột bắp chuối vào xào chín. Tiếp đến cho hành lá xắt khúc vào. Dùng xạng đảo đều, nêm nếm gia vị lần cuối, rắc ít tiêu và bắc xuống ngay, tránh để hành mềm quá mất ngon.
Bắp chuối xào hành ăn cùng cơm rất tuyệt
Món bắp chuối xào hành cũng hấp dẫn không kém. Đây là món ăn với cơm. Con bắp chuối sau khi đã rửa sạch luộc chín, gỡ ruột ra cho vào dĩa. Phi mỡ, tỏi thơm và cho ruột bắp chuối vào xào chín. Tiếp đến cho hành lá xắt khúc vào. Dùng xạng đảo đều, nêm nếm gia vị lần cuối, rắc ít tiêu và bắc xuống ngay, tránh để hành mềm quá mất ngon.
Làm thêm một chén nước mắm chua ngọt cùng cơm mới dẻo thơm, bữa ăn đã
sẵn sàng. Dùng đũa gắp miếng thịt bắp chuối cùng vài cọng hành chấm nước
mắm chua ngọt cho vào miệng, nhai chậm rãi sẽ cảm nhận vị ngọt, béo,
dai của ruột bắp chuối lẫn vị giòn ngọt của hành lan tỏa khắp vòm miệng.
Thêm miếng cơm trắng, bạn sẽ nhung nhớ khôn nguôi món ăn dân dã miền
Tây.
Còn gì thú vị bằng khi về Kiên Giang tham quan phong cảnh sông nước hữu
tình, những vườn cây ăn trái, những di tích văn hóa lịch sử và thưởng
thức những món ăn độc đáo nơi đây. Đó là những phút giây trải nghiệm
vùng đất mới với những con người hào sảng, chân chất thật thà và luôn
luôn mến khách.
Tương Tâm
(Bố susu sưu tầm)
(Bố susu sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét