Theo
truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa,
ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở
mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một
lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông
bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế
đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn
đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban
đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với
mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí,
làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi
là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng
dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng
một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ
Tự“ (chùa Thiên Mụ).
Để
có được một quần thể kiến trúc hoàn thiện như ngày nay, chùa Thiên Mụ
đã trải qua nhiều lần tu sửa. Với diện tích 4 hecta, Thiên Mụ Tự được
xây dựng trên đồi Hà Khê, nằm trên bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh
thành Huế 4km về phía Tây Nam.
Chính thức vào năm 1601 chùa được xây dựng. Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m). Ðiện Ðại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Chính thức vào năm 1601 chùa được xây dựng. Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m). Ðiện Ðại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Trong
điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói còn treo một khánh
đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do
tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714. Hai bên chùa có nhà trai,
nơi các sư tĩnh dưỡng và nhà khách để đón khách đến vãn cảnh chùa.
Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn; Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.
Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn; Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.
Với
cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi
chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ
đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788),
rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm
1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà
Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị),
vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp
Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia
ghi chép thơ văn của nhà vua.
Bên
cạnh đó trong quần thể chùa có Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi
tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây
dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong
có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ
tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện. Chùa Thiên
Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên
nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị.
Tường Vi - TTVN
(Bố susu sưu tầm)
(Bố susu sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét