Sau chuyến ôtô một đêm từ Hà Nội đến Đà Nẵng (đi máy bay chỉ mất hơn
một tiếng), bạn bắt xe ôm vào bãi biển Mỹ Khê, ngủ đêm tại đây để sáng
sớm ra đảo. 6h sáng, chuyến xe buýt từ bãi biển Mỹ Khê ra đến bến cảng
Sa Kỳ vừa kịp lúc chuyến thuyền ra đảo chuẩn bị khởi bến.
Sóng đánh con thuyền lắc lư, chòng chành. Thuyền cập bến khi nắng đã
lên cao. Cầu cảng không lớn lắm. Từ trên thuyền, rất đông người dân đã
lục tục rời bến, mang theo đủ sản phẩm to nhỏ lên đảo. Vì trên đảo không
sản xuất được nhiều nông sản nên mọi thứ nhu yếu phẩm đều được mang từ
đất liền ra. Các bác xe ôm đã chờ đưa hàng, người ra đón bạn đến chơi,
người ra chơi đảo.
Trên đảo chỉ có vài nhà nghỉ đơn sơ. Nhà nghỉ Bình Yên nhìn ra cầu cảng và nhà nghỉ Mỹ Linh nằm gần vịnh tránh bão là hai nơi mọi người đến nghỉ nhiều nhất. Giá cả phải chăng và dịch vụ sơ sài với một căn phòng hẹp, một chiếc giường đôi, một chiếc quạt bé tí và phòng tắm chật chội. Điểm cuối đảo là chùa Đục. Gió biển lồng lộng thổi, mát rượi.
Con đường xuyên đảo chạy qua những cồn cát, những cây hoa muống biển bò loang trên triền cát cùng rất nhiều ruộng hành xanh mướt. Hết vụ hành mới sang đến vụ tỏi vào tháng 7 tháng 8. Hòn đảo rộng không quá 10 km2 này là mảnh đất của tỏi và hành. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp cả nước vì những tép nhỏ, thơm và tươi ngon.
Đảo Lý Sơn còn được gọi là Cù Lao Ré. Sở dĩ gọi như vậy vì xưa kia trên
đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền. Ở Lý Sơn,
cách đây gần 3.000 năm, những cư dân Sa Huỳnh đầu tiên đến sinh sống và
để lại cho hậu thế những câu chuyện huyền bí, về một vùng đất mang nhiều
dấu ấn về lịch sử. Hàng nghìn ngôi mộ của những người lính Hoàng Sa -
Trường Sa hy sinh ngoài biển khơi, được quy tụ về dưới chân núi Thới
Lới, một trong những ngọn núi được hình thành bởi dung nham của núi lửa
cách đây hàng vạn năm.
Sang đảo Lý Sơn bé phải đi thuyền mất nửa tiếng. Cả đảo chỉ có khoảng hai chục hộ dân, không có nước ngọt và lương thực, hoàn toàn được cung cấp từ đảo Lý Sơn. Nhưng bãi biển Lý Sơn bé là thiên đường cho những buổi cắm trại hoang dã. Với những hõm đá lấn sâu vào bãi biển tạo thành những góc khuất tự nhiên, những bãi tắm cong vòng tuyệt đẹp, nước trong vắt soi đến tận đáy và xanh biếc màu trời. Những hõm núi cũng tạo nên những góc khuất tránh nắng quyến rũ.
Tại đây, bạn có thể cắm trại và hoàn toàn không bị quấy rầy, thậm chí
có thể biến nó thành bãi tắm tiên của riêng mình. Và nhớ mang đầy đủ đồ
ăn, nước uống cùng các vật dụng cơ bản nếu có ý định ngủ qua đêm tại
đây.
Lý Sơn tuyệt đẹp với làn nước biển trong vắt đến tận đáy. |
Trên đảo chỉ có vài nhà nghỉ đơn sơ. Nhà nghỉ Bình Yên nhìn ra cầu cảng và nhà nghỉ Mỹ Linh nằm gần vịnh tránh bão là hai nơi mọi người đến nghỉ nhiều nhất. Giá cả phải chăng và dịch vụ sơ sài với một căn phòng hẹp, một chiếc giường đôi, một chiếc quạt bé tí và phòng tắm chật chội. Điểm cuối đảo là chùa Đục. Gió biển lồng lộng thổi, mát rượi.
Con đường xuyên đảo chạy qua những cồn cát, những cây hoa muống biển bò loang trên triền cát cùng rất nhiều ruộng hành xanh mướt. Hết vụ hành mới sang đến vụ tỏi vào tháng 7 tháng 8. Hòn đảo rộng không quá 10 km2 này là mảnh đất của tỏi và hành. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp cả nước vì những tép nhỏ, thơm và tươi ngon.
Những hõm núi tạo thành những bãi tắm riêng tư phía cuối đảo Lý Sơn con. |
Sang đảo Lý Sơn bé phải đi thuyền mất nửa tiếng. Cả đảo chỉ có khoảng hai chục hộ dân, không có nước ngọt và lương thực, hoàn toàn được cung cấp từ đảo Lý Sơn. Nhưng bãi biển Lý Sơn bé là thiên đường cho những buổi cắm trại hoang dã. Với những hõm đá lấn sâu vào bãi biển tạo thành những góc khuất tự nhiên, những bãi tắm cong vòng tuyệt đẹp, nước trong vắt soi đến tận đáy và xanh biếc màu trời. Những hõm núi cũng tạo nên những góc khuất tránh nắng quyến rũ.
Hải sản tươi ngon mời gọi. |
Bài và ảnh: Lam Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét