Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Khám phá Hòn Bà mây mù sương phủ

(iHay) Hòn Bà, một 'Đà Lạt' của... Khánh Hòa nằm ở độ cao 1.578m so với mặt nước biển, là một điểm không thể không đến của bất cứ phượt thủ nào.
 Hòn Bà nhiệt độ thấp, mây phủ quanh năm
Hòn Bà nhiệt độ thấp, mây phủ quanh năm
Cách Nha Trang 60km về hướng Tây, Hòn Bà là ngọn núi được bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin, người Pháp, tìm đến sống và làm việc một thời gian từ năm 1915.
Theo quốc lộ 1A từ Nha Trang về TP.HCM khoảng 20km là đến ngã ba rẽ vào Hòn Bà tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm. Đi vào khoảng hơn 1km gặp cột cây số đầu tiên báo đoạn đường 37km lên đến đỉnh Hòn Bà. Từ đây, con đường đi qua một vài khu dân cư thưa thớt rồi đến hồ nước Suối Dầu khá rộng.

Ngày Tết, nhiều người đi xe máy lên hướng núi khiến cho tôi thầm đoán Hòn Bà là điểm đến lý tưởng để du xuân. Thế nhưng, đi thêm vài km nữa mới biết người ta kéo nhau đi picnic dọc bên bờ con suối Dầu. Suối một bên, đường một bên, nhà cửa thưa dần, đèo dốc hiện ra và bóng người vắng hẳn.
 Bắt đầu vào chân núi Hòn Bà
Bắt đầu vào chân núi Hòn Bà
 Đầu năm lên đỉnh Hòn Bà 3
Hồ nước điều tiết thủy lợi trong khu vực
 Hai bên đường là rừng tràm bông vàng được trồng còn non tuổi
Hai bên đường là rừng tràm bông vàng được trồng còn non tuổi
 Con suối Dầu có nhiều tảng đá to, sạch, làm nơi lý tưởng cho các buổi cắm trại gia đình, bè bạn
Con suối Dầu có nhiều tảng đá to, sạch, làm nơi lý tưởng cho các buổi cắm trại gia đình, bè bạn
 Đỉnh Hòn Bà chìm trong mây
Đỉnh Hòn Bà chìm trong mây
 Cách chim của núi rừng
Cánh chim của núi rừng
 Từ trên cao nhìn lại hồ Suối Dầu
Từ trên cao nhìn lại hồ Suối Dầu
 Mùa xuân, nhiều cây rừng trổ hoa xinh đẹp
Mùa xuân, nhiều cây rừng trổ hoa xinh xắn
 Rừng nguyên sinh còn ít cây cổ thụ
Rừng nguyên sinh còn ít cây cổ thụ
 Con đường khúc khuỷu lên đỉnh núi
Con đường khúc khuỷu lên đỉnh núi
 Một bên trời xanh trong
Một bên trời xanh trong
 Một bên rừng cây lá chìm trong mây mù
Một bên rừng cây lá chìm trong mây mù
Có độ cao hơn Đà Lạt, nhiệt độ ở Hòn Bà dao động từ 10-20oC và quanh năm mây phủ. Đường lên Hòn Bà được cho là đi xuyên qua rừng nguyên sinh nhưng nay chỉ còn vài cây cổ thụ, còn lại là nhiều cây tạp tầm thấp. Ở đây không có thông như Đà Lạt nên nét đẹp nên thơ hầu như rất hiếm gặp. Gần đến đỉnh, một bên sườn núi trời trong xanh, bên còn lại mây mù lãng đãng.
Hơn 8 năm trước, Hòn Bà được tỉnh Khánh Hòa mở đường và khách sạn Yasaka Nha Trang đầu tư phát triển du lịch. Nhưng đến nay, Hòn Bà gần như chỉ là một điểm đến viếng thăm nơi bác sĩ Yersin một thời sinh sống và làm việc.
Du lịch Hòn Bà không được đầu tư xứng đáng
Ngôi nhà gỗ của bác sĩ Yersin  được phục dựng
Ngôi nhà gỗ của bác sĩ Yersin  được phục dựng  
Khung cảnh vừa trong thì mây mù ập đến
Khung cảnh vừa trong thì mây mù ập đến  
Mây ùa vào cánh rừng bên đỉnh núi
Mây ùa vào cánh rừng bên đỉnh núi
Khách du lịch thường chỉ đến dừng chân mươi phút rồi trở về
Khách du lịch thường chỉ đến dừng chân mươi phút rồi trở về










Tuy có nhiệt độ thấp và mây mù đến rồi đi nhiều lần trong ngày nhưng nơi đây khó giữ chân du khách nghỉ dưỡng bởi các dịch vụ du lịch nghèo nàn và đơn giản. Khuôn viên trên đỉnh núi nhỏ nhưng không được trồng cỏ, hoa hay vườn rau. Thay vào đó là các cành cây khô được gắn hoa mai hoa đào giả. Thậm chí các khay trồng cây thuốc ngày xưa trong vườn ươm của bác sĩ Yersin giờ chỉ là miếng đất khô loe hoe vài cọng cỏ dại.
Tuy khó thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng nhưng với dân phượt, Hòn Bà là điểm đến không thể bỏ qua khi có dịp đi đến Nha Trang bởi cung đường có đủ suối đổ ra hồ, đèo dốc quanh co và cái lạnh luồn vào tận trong da thịt.
Đoạn đường leo và xuống đèo gần 80 km cả đi lẫn về sẽ rất tốn xăng nên các phượt thủ cần chú ý đổ xăng đầy đủ từ ngoài quốc lộ. Nhà ăn trên đỉnh núi có phục vụ cơm, mì, rau luộc, thịt heo bò và gà. Du khách có thể nghỉ đêm trong các phòng nghỉ nhỏ ven rừng trên đỉnh núi hoặc mang theo lều, túi ngủ cho việc cắm trại. Về đêm, nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC nên cần mang theo áo đủ ấm. Việc sử dụng lửa cần phải hết sức cẩn thận để đề phòng hỏa hoạn, cháy rừng.
Phượt ký của Nguyễn Hữu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét