Được sự cho phép của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, đơn vị tổ chức sự kiện này với sự cố vấn về món ăn của nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh- người cháu hậu duệ của đội trưởng đội Thượng Thiện triều Nguyễn, phóng viên Dân trí
đã may mắn được tiếp cận với 6 món ăn đặc biệt cầu kỳ này. Đây sẽ là 6
món ăn xuất hiện trong Dạ tiệc cung đình Huế trong khuôn khổ Festival
Huế 2014.
Gắp tư - đồ chua
Đây là món khai vị dùng đầu tiên trong buổi ăn cung
đình. Món gắp tư làm từ tôm sống, lột rồi sàng cho hết nhớt. Sau đó lấy
tôm quết với thí đàng, rồi ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ.
Tiếp tục trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài chẻ làm
tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm
đồ chua.
Món Gắp tư - đồ chua khai vị trong buổi Dạ Yến tiệc cung đình
|
Là một món ăn cao lương mỹ, từ nguyên liệu quý giá
đến nghệ thuật nấu nướng. Nguồn hải sâm được lấy từ Phú Quốc - là một
loại hải sản quý hiếm được cho là ngon bậc nhất, bổ dưỡng và có công
dụng như một loại thuốc quý ở biển Đông nước ta. Còn tôm ba oản là một
loại tôm rêu, viên tròn nhỏ.
Tuy hải sâm, tôm ba oản, rau củ tươi tốt là những nguyên liệu tươi tốt nhiều dinh dưỡng rồi. Nhưng nước dùng cho món nấu này được chế biến rất công phu, được hầm 1 ngày đêm với sá sùng ở Quảng Ninh, cồi sò điệp ở Khánh Hòa… Nên có chất ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Món hải sâm - tôm ba oẳn - rau củ đầy chất bổ |
Tuy hải sâm, tôm ba oản, rau củ tươi tốt là những nguyên liệu tươi tốt nhiều dinh dưỡng rồi. Nhưng nước dùng cho món nấu này được chế biến rất công phu, được hầm 1 ngày đêm với sá sùng ở Quảng Ninh, cồi sò điệp ở Khánh Hòa… Nên có chất ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.
Bánh khoai tía, bánh kê
Bánh khoai tía làm từ bột nếp ngon đặc sản của làng
Hương Cần xứ Huế, nhồi với khoai tía thơm. Bánh có nhân thập cẩm gồm
tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh được gói
trong lá dong. Do bánh này thường dùng nguội nên rất thơm tho.
Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của
Huế, là loại kê thơm dẻo nhất. Bánh này có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu
khuôn, đặc biệt có nấm hương rừng nên rất thơm.
Gỏi gà Huế
2 loại bánh khoai tía, bánh kê với hương vị mặn - chay độc đáo xuất hiện giữa bữa Yến tiệc |
Gỏi gà Huế
Không như món gỏi gà có vị chua ngọt làm món khai vị của hai miền Nam Bắc, món gỏi gà Huế tương tự như
món bún thang của miền Bắc. Các thành phần là: thịt gà tơ xé sợi, miến
Song thần làm từ đậu xanh, chả luạ, trứng gà, thịt heo… xắc rối. Kèm
thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo bẻ nhỏ bỏ lên trên. Khi dùng chan vào
một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.
Món gỏi này bày biện các thành phần tỉ mỉ, lại bỏ
trong tô chiết yêu (một loại tô độc đáo trong cung đình Huế với phần
giữa tô thắt nhỏ ở giữa, phần miệng loe ra to) rất hợp. Vị thanh tao rất
hợp cho món ăn vào những ngày hè. Và hạt kê là một loại ngũ cốc giúp
tăng cường trí nhớ.
Gỏi gà Huế đầy lạ lẫm |
Vịt lọng - xôi hông
Vịt cân (vịt bầu) sau khi làm sạch, đem lọng (rút)
xương. Dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo rồi đem dồi vào bụng
vịt. Tiếp theo dùng lá dứa ràng quanh. Khi hông xôi thì để ngửa vịt lên
đến khi vịt và xôi chín. Món này rất ngon, thịt vịt thật ngon ăn kèm
xôi rất thơm dẻo.
Vịt lọng - xôi hông độc đáo |
Bánh màu pháp lam
Sở dĩ bánh có tên là bánh màu pháp lam vì có khuôn
bên ngoài là giấy ngũ sắc đan xen – trùng với bảng màu chính sắc trong
nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh ở trong thì làm với bột nếp thơm của mùa mới, cùng với dưa hấu ngào và ruột hột dưa.
Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm rất mát dịu, màu
sắc bên ngoài vui mắt. Bánh thật thơm, bùi mà thanh mát, là món tráng
miệng ý vị trong mùa hè. Đặc biệt dùng với trà ngụm, trà thơm làm món
ngọt tráng miệng rất hợp.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, buổi Dạ Yến tiệc Cung đình trong Đêm Hoàng Cung sẽ lần đầu tiên trình làng đến công chúng kỹ thuật điêu luyện của việc chế tác món ăn cung đình y như nguyên bản lúc xưa làm món ăn cho vua. Tất cả 6 món đều sang trọng, độc đáo và cầu kỳ, hấp dẫn và lần đầu xuất hiện lại sau hàng trăm năm bị thất truyền.
Bánh màu ngũ sắc pháp lam dùng để tráng miệng với nước trà cuối buổi. Tất cả 6 món ăn trên đều chưa từng xuất hiện sau hàng trăm năm thất truyền. |
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, buổi Dạ Yến tiệc Cung đình trong Đêm Hoàng Cung sẽ lần đầu tiên trình làng đến công chúng kỹ thuật điêu luyện của việc chế tác món ăn cung đình y như nguyên bản lúc xưa làm món ăn cho vua. Tất cả 6 món đều sang trọng, độc đáo và cầu kỳ, hấp dẫn và lần đầu xuất hiện lại sau hàng trăm năm bị thất truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét