Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ
chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước,
du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.
Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa
khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên,
dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường
mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống
đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc.
Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. |
Tháp Đồng Dương là một di tích quan trọng vào bậc nhất của thời kỳ Chăm
Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau. Được xây dựng vào thế kỷ 9,
tháp do vua Indravarman II xây dựng. Khi lên ngôi, vị vua sáng lập ra
triều đại Indrapura này đã thúc đẩy cho Phật giáo phát triển mạnh gần
như khắp vùng bắc Chăm Pa. Vì thế cả một giai đoạn nghệ thuật Phật giáo
đã bừng nở ở Chăm Pa trong suốt gần nửa thế kỷ, từ năm 875 đến năm 915.
Di tích được gọi là Phật viện Đồng Dương này là trung tâm Phật giáo lớn
nhất của Vương quốc Champa, đồng thời là trung tâm Phật giáo lớn nhất
Đông Nam Á một thời. Đền thờ chính nằm trong khu vực hình chữ nhật dài
326m, rộng 155m với nhiều công trình kiến trúc có chức năng khác nhau
cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị.
Từ năm 1902 khi Phật viện được phát hiện cho đến nay, rất nhiều hiện
vật của Phật viện đã mai một theo thời gian, do sự tàn phá của chiến
tranh và thiên tai, bị lấy cắp và di dời trong các bảo tàng. Hiện Phật
viện chỉ còn lại tháp Sáng đổ nát, hoang phế và im lìm trong cánh rừng
keo tai tượng.
Lũ trẻ dẫn đường đi trước thoăn thoắt từng bước nhảy qua những con mương, bụi rậm đầy gai nhọn, vừa chạy nhảy nhanh nhẹn vừa cười khanh khách, nhìn theo đám khách đang rón rén từng bước theo sau. Với chúng, đây là một điểm chơi thú vị, nhất là trò trốn tìm. Ngày nào chúng cũng lùa trâu qua đây, thi thoảng lại dẫn vài vị khách vào thăm khu phế tích đổ nát. Đám khách đi đằng sau vượt từng bước ra những con mương, cẩn trọng với rắn rết trong lùm rồi cũng nhanh chóng bước chân vào nền móng của toàn khu di tích.
Hoa văn chạm khắc tinh xảo phai mờ theo thời gian. |
Lũ trẻ dẫn đường đi trước thoăn thoắt từng bước nhảy qua những con mương, bụi rậm đầy gai nhọn, vừa chạy nhảy nhanh nhẹn vừa cười khanh khách, nhìn theo đám khách đang rón rén từng bước theo sau. Với chúng, đây là một điểm chơi thú vị, nhất là trò trốn tìm. Ngày nào chúng cũng lùa trâu qua đây, thi thoảng lại dẫn vài vị khách vào thăm khu phế tích đổ nát. Đám khách đi đằng sau vượt từng bước ra những con mương, cẩn trọng với rắn rết trong lùm rồi cũng nhanh chóng bước chân vào nền móng của toàn khu di tích.
Mọi huy hoàng giờ chỉ còn lại một ngọn tháp đổ nát đang được hàng chục
thanh thép đỡ. Những đám dây leo chẳng chịt cùng cây dại mọc trên những
viên gạch đã sứt sẹo. Nhưng không khó để tìm thấy nét đẹp ẩn chứa trên
bức tường sắp đổ, đó là những hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, duyên dáng
trên hàng cột và dưới chân tháp. Màu rong rêu và năm tháng càng khiến
những hoa văn này thêm đẹp, óng ánh trong màu nước mưa.
Lũ trẻ đứng đợi bên ngoài, tò mò nhìn du khách chĩa máy ảnh chụp từng
họa tiết lớn nhỏ. Những nhà nghiên cứu đã đến Đồng Dương này để khảo sát
và lên kế hoạch phục dựng lại một nền văn hóa đã mất nhưng chưa có giải
pháp thích hợp. Họ mới chỉ tạm dựng những cột thép để chống cho ngọn
tháp cuối cùng này không đổ sụp xuống, những phần quan trọng đã được di
dời về Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng. Không có mấy khách du lịch qua thăm nơi
này, phần vì đường xá xa xôi không thuận tiện, phần vì cũng không còn
lại gì để xem.
Trời nhá nhem tối, những vị khách tò mò với Phật viện cũng phải vội
vàng chụp nhanh mọi thứ rồi dò dẫm theo chân lũ trẻ trong làng ra về.
Vượt qua con mương nhỏ ra đến cánh đồng, cánh rừng keo nuốt chửng những
dấu chân khách vừa qua, trả lại sự yên tĩnh cho phế tích. Phật viện đang
được tỉnh Quảng Nam đề nghị là di tích quốc gia đặc biệt. Còn lúc này,
nó vẫn đang ngủ yên trong vòng tay che chở của cỏ dại và rừng xanh.
Những hướng dẫn viên nhí của mảnh đất này. |
Bài và ảnh: Lam Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét