Xôi nếp nương, thịt trâu hun khói hay hoa ban là những món ăn đặc sắc khi đặt chân đến vùng đất Điện Biên Phủ lịch sử.
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.
1. Xôi nếp nương
Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp
căng tròn, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải
được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải
được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ
không dính tay, qua hai lần đồ mới dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất,
người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho
vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi xín đều.
Ngày nay, xôi nếp nương được chiên lên ăn cùng với ruốc cũng mang lại hương vị hấp dẫn.
|
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.
2. Thịt trâu hun khói
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở
Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết
gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp
gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng
2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt
chín từ từ, chín đều. Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm
mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30
phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên
sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.
3. Pa pỉnh (cá nướng)
Món cá nướng hấp dẫn.
|
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món
cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người
ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở
dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên
trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền
nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng
cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than
hồng.
Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy
mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay
của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da
cá trông rất hấp dẫn.
4. Măng đắng
Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với
măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào,
luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm
chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người
mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn
còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi
chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng
Điện Biên chính là vị đắng khó quên.
5. Rau ban
Hoa ban Tây Bắc.
|
Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng,
ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non
để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban
xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn
này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau,
mang lại những hương vị đặc biệt.
Anh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét