Cầu
Mống là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt
qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món
bê thui ngon nổi tiếng, có chất lượng mà không nơi nào có thể sánh được
bởi mang đậm hương vị xứ Quảng.
Rất
nhiều nơi như Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ đều có phục vụ món bê thui, nhưng
chỉ có ở những hàng quán bán bê thui tại Cầu Mống là nơi khách sành ăn
tìm đến nhiều nhất.
Bê thui Cầu Mống |
Thương
hiệu “bê thui Cầu Mống” được xây dựng từ rất lâu, tồn tại và phát triển
mạnh cho đến bây giờ bởi hương vị không thể lẫn đâu được, mang đậm bản
sắc miền Trung. Một
con bê được chọn để quay phải là con bê ít tuổi, nặng chừng 25kg –
35kg, đặc biệt phải chọn bê nuôi ở đồng bằng ăn cỏ. Khi thui bê bằng lửa
than thì phải thui sao cho vừa lửa để thịt bên trong chín mềm và ngọt,
da bên ngoài vàng ửng thì thịt ăn sẽ giòn và ngon.Bê thui
được xắt thành từng lát mỏng, xếp đều đặn trên một đĩa tròn lớn. Bê
thui ăn kèm với bánh tráng cuốn mềm như bánh tráng cuốn thịt heo, ngoài
ra còn ăn kèm với bánh tráng (bánh đa).
Thành phần quan trọng quyết định đến sự thành công của món bê thui Cầu Mống là nước chấm và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh… vào cho vừa miệng. Rau sống để cuốn bánh tráng cùng lát bê thui cũng khá cầu kỳ, đủ loại của vùng quê bên sông nước.
Ngoài 3 loại rau chính là giá sống, chuối chát và khế chua, trong đĩa rau còn có nhiều loại rau thơm (húng, quế, ngò…) và cải chìa non. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
Món bê thui Cầu Mống rất thích hợp cho mùa nắng nóng, chỉ cần nhìn đĩa rau xanh mát là đã gợi lên cảm giác ngon miệng, ăn mãi mà không ngán.
Thành phần quan trọng quyết định đến sự thành công của món bê thui Cầu Mống là nước chấm và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh… vào cho vừa miệng. Rau sống để cuốn bánh tráng cùng lát bê thui cũng khá cầu kỳ, đủ loại của vùng quê bên sông nước.
Ngoài 3 loại rau chính là giá sống, chuối chát và khế chua, trong đĩa rau còn có nhiều loại rau thơm (húng, quế, ngò…) và cải chìa non. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.
Món bê thui Cầu Mống rất thích hợp cho mùa nắng nóng, chỉ cần nhìn đĩa rau xanh mát là đã gợi lên cảm giác ngon miệng, ăn mãi mà không ngán.
Khánh Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét