Cứ mùng 8 tháng Giêng hàng vạn người dân xứ Thanh lại đổ
về suối cá thần của huyện Cẩm Thủy để xem lễ rước cá thần đầu xuân.
Nhiều người cho rằng cá thần mang lại may mắn, mùa màng bội thu và sự no
ấm.
Sáng 7/2 (mùng 8 tháng Giêng) người dân làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội truyền thống rước cá thần, còn gọi là Lễ hội Khai Hạ để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Lễ được mở đầu với phần rước cá từ suối Ngọc - nằm dưới chân núi Trường Sinh, đưa về sân vận động của bản để báo công với thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất của người dân địa phương và những ước nguyện của năm mới.
Sau đó, thần cá được đưa về đền thờ ngay chân núi Trường Sinh để cúng tế…
Theo truyền thuyết, thần Tứ Phủ Long Vương bảo vệ đàn cá tiên này sinh sôi nảy nở để bảo vệ dân làng, núi rừng, mùa màng. Bắt đầu buổi sáng sớm mùng 8 Tết người dân đánh trống, khua chiêng với quan niệm để xua đi những điều không hay của người dân năm qua và đón mừng những điều may mắn năm tới.
Lễ hội rước thần cá có từ xa xưa, nhưng đã có một thời gian dài bị mai một. Theo nguyện vọng của nhân dân, năm 2009 các ban ngành huyện Cẩm Thủy đã xây dựng lại lễ hội.
Lễ vật tế thần của làng Ngọc gồm 10 mâm cỗ, trong đó có 3 mâm hoa quả, còn lại 7 mâm cỗ mặn bao gồm: Xôi đỏ, xôi trắng, xôi tím, thịt gà, thịt lợn, thịt trâu. Ngoài cỗ của làng, các gia đình cũng sắm cỗ riêng để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh.
Vị cao niên làm lễ tế thần và báo công với thành hoàng làng.
Lễ hội được tổ chức trong vòng hai ngày từ mùng 8 đến mùng 9 tháng Giêng. Đây là dịp hàng vạn du khách thập phương đến thăm quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của suối cá thần.
Những con cá thần được người dân địa phương chăm sóc, hiền hòa. Theo nhiều cao niên trong làng cá thần mang lại cho người dân địa phương may mắn, no ấm và hạnh phúc.
Du khách không quên ghi lại những hình ảnh đẹp của suối cá.
Sáng 7/2 (mùng 8 tháng Giêng) người dân làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội truyền thống rước cá thần, còn gọi là Lễ hội Khai Hạ để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Lễ được mở đầu với phần rước cá từ suối Ngọc - nằm dưới chân núi Trường Sinh, đưa về sân vận động của bản để báo công với thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất của người dân địa phương và những ước nguyện của năm mới.
Sau đó, thần cá được đưa về đền thờ ngay chân núi Trường Sinh để cúng tế…
Theo truyền thuyết, thần Tứ Phủ Long Vương bảo vệ đàn cá tiên này sinh sôi nảy nở để bảo vệ dân làng, núi rừng, mùa màng. Bắt đầu buổi sáng sớm mùng 8 Tết người dân đánh trống, khua chiêng với quan niệm để xua đi những điều không hay của người dân năm qua và đón mừng những điều may mắn năm tới.
Lễ hội rước thần cá có từ xa xưa, nhưng đã có một thời gian dài bị mai một. Theo nguyện vọng của nhân dân, năm 2009 các ban ngành huyện Cẩm Thủy đã xây dựng lại lễ hội.
Lễ vật tế thần của làng Ngọc gồm 10 mâm cỗ, trong đó có 3 mâm hoa quả, còn lại 7 mâm cỗ mặn bao gồm: Xôi đỏ, xôi trắng, xôi tím, thịt gà, thịt lợn, thịt trâu. Ngoài cỗ của làng, các gia đình cũng sắm cỗ riêng để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh.
Vị cao niên làm lễ tế thần và báo công với thành hoàng làng.
Lễ hội được tổ chức trong vòng hai ngày từ mùng 8 đến mùng 9 tháng Giêng. Đây là dịp hàng vạn du khách thập phương đến thăm quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của suối cá thần.
Những con cá thần được người dân địa phương chăm sóc, hiền hòa. Theo nhiều cao niên trong làng cá thần mang lại cho người dân địa phương may mắn, no ấm và hạnh phúc.
Du khách không quên ghi lại những hình ảnh đẹp của suối cá.
Văn Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét